• “Nét đẹp của phiên chợ vùng cao Tủa Chùa - Điện Biên”
  • Thời gian đăng: 06/12/2020 08:40:50 PM
  • Tủa Chùa nằm ở phía đông bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên phủ 118km, với vị trí giáp với các tỉnh Lai Châu, tỉnh Sơn La, huyện Mường Chà, Tuần Giáo. Tủa Chùa với 7 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Dạo, Phù Lá và Xạ Phang trong đó dân tộc Mông chiếm tới 73%. Chính vì thế, nơi đây là chiếc nôi văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất hùng vĩ, sừng sững những núi đá tai mèo và ruộng bậc thang mêng mông bát ngát. Đặc biệt là “Phiên chợ vùng cao”- nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là một nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của huyện miền núi này.
  • 1cp20.jpg

    Phiên chợ tại trung tâm thị trấn Tủa Chùa được diễn ra trong ngày chủ nhật. Người dân vùng cao đến chợ không chỉ mang theo hàng hóa để bán mà còn mang nét đẹp, đặc sắc riêng của dân tộc mình Mọi người tụ họp rất đông, dù cho đường xa cách trở, đi lại khó khăn nhưng từng dòng người cứ nối tiếp nhau, mang theo nào là hàng hóa từ trang phục thổ cẩm đến các mặt hàng nông sản, vật dụng gia đình. Các mặt hàng ở đây thật đặc biệt, hầu hết đều là “cây nhà lá vườn”, do những người dân tự trồng, chăm sóc hay hái trong vườn nhà, nương, đồi, trên rừng như: rau củ, măng khô, mộc nhĩ, mật ong, trâu, bò, lợn,... và không thể thiếu những đặc sản của người dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa đó là gà thịt xương đen và rượu Mông Pê nấu từ ngô và mem lá rừng.

    1cp202.jpg

    1cp203.jpg

    Mặt hàng được bày bán phổ biến nhất ở phiên chợ vẫn là hàng thổ cẩm. Họ mang đến chợ những bộ quần áo, chiếc váy, túi đeo chéo, những đôi giày, những cái khăn đều được thêu thủ công một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất. Từng nét hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục vô cùng tinh xảo, cầu kỳ, màu sắc rực rỡ kết hợp hài hòa tạo nét riêng cho mỗi dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Tủa Chùa thân thương này.

    Những chàng trai, cô gái với những bộ trang phục truyền thống của dân tộc, rực rỡ sắc màu, càng làm cho không gian văn hóa thêm đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc và những nét đặc trưng riêng của phiên chợ vùng cao. Không khí chợ càng thêm rộn ràng, náo nhiệt trong tiếng khèn Mông, ngân nga vài điệu hát tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống của đồng bào các dân tộc.

    Nổi bật trong dòng người đông đúc ấy là hình ảnh các em bé vùng cao thường được mẹ địu sau lưng, theo mẹ trên mọi bước đường và công việc. Và khi mẹ xuống chợ, em cũng "đi chợ trên lưng mẹ". Mẹ xuống chợ mua bán, những em bé trên lưng mẹ cũng được hòa mình vào dòng người đông đúc, cảnh chen chúc mua bán tấp nập. Ánh mắt thơ ngây của những em nhỏ trên vùng cao Tủa Chùa theo mẹ xuống chợ khiến nhiều khách tham quan chợ phiên thị trấn thích thú, tò mò.

    Hiện nay, trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có 3 địa điểm tổ chức chợ phiên đó là tại xã Tả SìnThàng, xã Xá Nhè, và trung tâm thị trấn Tủa Chùa. Từ lâu, chợ phiên luôn là nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống của bà con dân tộc vùng cao Tủa Chùa.

  • Các tin khác:
    Chú trọng đào tạo nghề nông thôn
    Quyết tâm cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng chỉ số CCHC năm 2022
    Nghỉ tết âm lịch và nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
    Tấm gương tiêu biểu về một phụ nữ Mông trong học tập và làm theo Bác
    Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn xã Xá Nhè
    Xã Huổi Só hoàn thành Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên năm 2022
    Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn xã Tủa Thàng, xã Mường Đun
    Kỳ họp thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
    Tập huấn kỹ năng kinh doanh du lịch cộng đồng
    Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn xã Huổi Só
    1271-1280 of 3434<  ...  123  124  125  126  127  128  129  130  131  132  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website