• Để tiếng đàn “Tính tẩu” mãi ngân vang
  • Thời gian đăng: 24/08/2020 10:17:43 AM
  • “Tính tẩu” là loại nhạc cụ tiêu biểu, tượng trưng cho nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái nói chung, dân tộc Thái trắng trên cao nguyên đá Tủa Chùa nói riêng. “Tính tẩu” giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh, âm nhạc, lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn của đồng bào dân tộc Thái... Vì thế, để tiếng đàn “Tính tẩu” mãi ngân vang và trường tồn với thời gian, ngoài sự miệt mài, dành tâm huyết của các nghệ nhận để chế tác đàn “Tính tẩu” thì rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
  • tinh218201.jpg

    Các nghệ nhân diễn xướng hát giao duyên cùng với cây đàn “Tính tẩu”

     Để trở về với “cội nguồn” dân tộc mình, lắng nghe từng nốt nhạc trầm bổng, thánh thót của cây đàn “Tính tẩu” mà thủa thiếu thời tôi đã được cảm nhận trên từng nốt nhạc cha “gẩy”... Tôi tìm về bản Én, thị trấn Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa) để gặp nghệ nhân Quàng Văn Dom. Ở cái tuổi ngoài 60 nhưng ông Quàng Văn Dom vẫn miệt mài, tỉ mỉ chế tác ra từng cây đàn “Tính tẩu”, truyền lại cho thế hệ sau biết về cội nguồn, nét văn hóa truyền thống dân tộc mình. Tâm sự với chúng tôi, ông Dom bảo: “Đàn “Tính tẩu” có từ bao giờ ông không rõ, chỉ biết rằng từ khi sinh ra ông đã được ông, bố truyền dạy cách chế tác và gẩy đàn tính. Theo tiếng Thái “tính” có nghĩa là đàn, “tẩu” là quả bầu”.Để làm ra một cây “Tính tẩu” phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp như: Chọn bầu, làm cần, mặt đàn và chọn dây đàn... Đặc biệt, công đoạn chọn “bầu đàn” là quan trọng nhất, bởi bầu đàn quyết định âm thanh, độ trầm, bổng. Bầu đàn làm bằng phần dưới vỏ quả bầu nậm, đường kính khoảng 15 - 20cm, bầu đàn phải có độ tròn, dày đều. Để đàn có độ bền cao, dùng lâu, không bị cong vênh cần lựa chọn những cây gỗ già, mịn, ít vân, chiều dài thường là 9 nắm tay (75 - 90 cm) của người chơi đàn để làm cần đàn. Mặt đàn xẻ mỏng khoảng 3mm, trên mặt đàn có khoét hai lỗ hình hoa thị để thoát âm... Công đoạn lắp dây đàn đòi hỏi người làm đàn giỏi không chỉ cần đôi tay khéo léo mà còn phải có khả năng cảm thụ âm nhạc, kinh nghiệm chơi đàn, thẩm âm giỏi.

     “Tính tẩu” có loại 2 dây, có loại 3 dây, có thể độc tấu, đệm hát, múa và hòa tấu cùng các loại nhạc cụ dân tộc thuộc bộ hơi, như: Sáo trúc, sáo bầu, đàn nhị, pí pặp…Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Đối với người Thái trắng trên cao nguyên đá Tủa Chùa thì “Tính tẩu” là loại nhạc cụ truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức cũng như phong tác tục tập quán của họ. Trong cuộc sống, người Thái trắng dùng tiếng đàn để tỏ tình, tâm sự nỗi lòng và để đệm hát giao duyên. Trong lễ hội tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là nghi lễ Then, “Tính tẩu” dùng để thể hiện các làn điệu hát Then (khắp then), hát thơ (khắp xư) cùng với “pí một lao” (hát cúng các vị thần linh trên trời), người hát là thầy Then, thầy mo, thầy cúng nên trong quan niệm của người Thái trắng, tiếng đàn trở thành linh thiêng, “vật thiêng” trời ban.

     tinh218202.jpg

    Cần lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống từ cây đàn “Tính tẩu”

    Ngày nay, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù xã hội đã nhiều thay đổi, nhưng “Tính tẩu” vẫn là nhạc cụ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Thái. Tuy nhiên, hiện nay số người biết sử dụng và chế tác cây đàn “Tính tẩu” ở Tủa Chùa không còn nhiều. Hơn nữa, đa phần các nghệ nhân chế tác đàn tính tuổi đã cao, già yếu, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, vất vả dẫn tới nguy cơ không còn người chế tác đàn “Tính tẩu” tinh xảo chuẩn mực về âm thanh là rất lớn. Đặc biệt, đứng trước xu thế hội nhập, sự du nhập của các nên văn hóa âm nhạc hiện đại, khiến tầng lớp thanh, thiếu niên không còn mặn mà với các loại hình văn hóa dân gian nên việc truyền dạy, gìn giữ  nét văn hóa truyền thống dân tộc Thái nói chung, cây đàn “Tính tẩu” nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.

    Thiết nghĩ, để tiếng đàn “Tính tẩu” mãi ngân vang và trường tồn với thời gian, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành văn hóa cần đẩy mạnh công tác sưu tầm, lưu giữ, lập hồ sơ pháp lý và khoa học về các làn điệu, lời thơ nghi thức hát then truyền thống mà có sự hiện diện của cây đàn “Tính tẩu”. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thống nhằm          khơi dậy tình yêu âm nhạc, nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Đặc biệt, truyền dạy cách chế tác đàn “Tính tẩu”, đưa các làn điệu hát then, cách gẩy đàn tính vào các trường học, các chương trình âm nhạc dân gian truyền thống.

  • Lò Tình- Ban Dân tộc HĐND huyện
  • Các tin khác:
    Hội nghị chuyên đề "Cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu"
    Đại hội Hội Khuyến học thị trấn lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029
    Sở Thông tin và Truyền thông làm việc với huyện Tủa Chùa
    Đoàn công tác của Báo Điện Biên Phủ thăm và làm việc tại huyện Tủa Chùa
    Công bố quyết định thanh tra của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên
    Tiếp sức cho chị em phụ nữ bằng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
    Hội viên Hội Cựu chiến binh gương mẫu, làm kinh tế giỏi
    Ủy ban kiểm tra Huyện ủy triển khai kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024
    Khai mạc Hội thi Tài năng của Cô và Bé cấp huyện năm học 2023 – 2024
    Phụ nữ xã Sính Phình phát huy hiệu quả nguồn vốn vay của các tổ tiết kiệm
    271-280 of 3433<  ...  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website