• Triển khai các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại lúa Mùa
  • Thời gian đăng: 30/08/2022 08:23:11 AM
  • Hiện nay trên địa bàn huyện, lúa trà sớm giai đoạn đòng già - trỗ bông, trà chính vụ giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, tình hình sinh vật gây hại, các đối tượng chính như: Tập đoàn rầy, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn tiếp tục gia tăng. Mặt khác, thời tiết từ đầu tháng 8 mưa liên tục nên công tác phòng trừ sâu bệnh gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao.

    20220829_105336.jpg

    Lúa đang trong giai đoạn làm đòng

    Để tập trung triển khai các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại lúa Mùa, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị liên quan cử cán bộ khuyến nông xã, thôn, bản thường xuyên theo dõi, bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện, nhận định tình hình để chỉ đạo kịp thời phòng chống hiệu quả, trong đó tập trung vào một số sinh vật gây hại trên trà lúa sớm và trà chính vụ gồm: Quản lý rầy non, rầy trưởng thành tập trung từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giai đoạn lúa trỗ bông - chín sữa. Tiếp tục chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu trỗ và sau khi trỗ đều, đặc biệt tại những khu ruộng giáp với các diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, chân ruộng thường xuyên khô hạn, tiền dịch, ruộng có bộ lá xanh tốt,.... Đối với bệnh bạc lá khi xuất hiện ngừng bón phân đạm, không phun kích thích sinh trưởng và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Tại những vùng có nguy cơ cao thời điểm trước hoặc ngay sau đợt mưa giông có thể sử dụng thuốc trong danh mục để phun phòng sớm. Chủ động theo dõi, phòng trừ nhện gié, bệnh đen lép hạt, khô vằn,… Trên trà muộn: Tiếp tục chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông. Tập trung chăm sóc và bón phân, không bón đón đòng muộn để giảm thiểu sự phát sinh, gây hại của dịch hại. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn tăng cường theo dõi, kiểm tra tập trung vào cao điểm dịch hại giai đoạn từ nay đến khi thu hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng cao điểm phòng trừ dịch hại để tăng giá hoặc không đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm bắt về tình hình sinh vật gây hại và các biện pháp phòng chống.

    Trong quá trình sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại tiếp tục vận động bà con nông dân thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường; các vỏ, chai thuốc trừ sâu bệnh sau khi sử dụng phải tập trung để phân loại xử lý, tránh trường hợp bỏ bao bì đã qua sử dụng không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường./.

     

  • Vũ Đức - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    BCHQS huyện Tủa Chùa: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
    Dư nợ Phòng giao dịch NHCSXH huyện đạt trên 400 tỷ đồng
    Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2022
    Đồng chí Lò Văn Mừng trao quà cho Trường PTDTBT THCS Trung Thu
    Đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy làm việc tại huyện Tủa Chùa
    Trường PTBTBT THCS Trung Thu, huyện Tủa Chùa với công tác xây dựng Trường chuẩn Quốc gia
    Điện lực Tủa Chùa chủ động đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ 2022
    Đoàn Giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 tại huyện Tủa Chùa
    Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Điện Biên lần thứ XII
    Tổng kết dự án “Tăng cường năng lực chống chịu trước thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” tại huyện Tủa Chùa
    1691-1700 of 3434<  ...  165  166  167  168  169  170  171  172  173  174  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website