• Những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng năm 2018
  • Thời gian đăng: 05/07/2018 07:51:03 AM
  • Sáng ngày 12/6/2018, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 07 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được giao cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trực tiếp là lực lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an, lực lượng Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng. Để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, Luật An ninh mạng cũng giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

    Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Luật An ninh mạng là văn bản Luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. Theo đó “Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử”. Đồng thời, quy định các nhóm hành vi cụ thể liên quan tới tấn công mạng tại Điều 17, 18, 19, 20 và Điều 21; quy định cụ thể các nhóm giải pháp cụ thể để phòng, chống tấn công mạng, quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng, chủ quản hệ thống thông tin. Như vậy hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt động tấn công mạng theo quy định của Luật An ninh mạng. Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng. Luật An ninh mạng cũng quy định cụ thể cơ chế phối hợp phòng, chống tấn công mạng của các bộ, ngành chức năng, xác định trách nhiệm cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ trong phòng, chống tấn công mạng.

  • Nguyễn Hữu Điển - Ban Tuyên giáo Huyện ủy
  • Các tin khác:
    Hội nghị ký xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thuộc tỉnh Lai Châu giáp ranh với tỉnh Điện Biên đoạn liên quan đến huyện Tủa Chùa
    Ban Vận động “Cứu trợ” huyện Tủa Chùa hỗ trợ lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện
    Họp thống nhất phương án quản lý Hang động Khó Chua La; bàn giao, quản lý Trạm phát sóng Truyền thanh - Truyền hình xã Sính Phình
    Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ thú y cơ sở
    Tập huấn đánh giá Dự án Tăng cường năng lực chống chịu trước thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên tại huyện Tủa Chùa
    Chương trình vùng Tủa Chùa tổ chức tập huấn kiến thức dinh dưỡng chủ đề 3+8
    Chương trình vùng Tủa Chùa đánh giá kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm tài chính 2022
    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện và kỳ họp thứ 11 - BCH Đảng bộ huyện
    Khảo sát tiềm năng du lịch, năng lượng trên địa bàn huyện Tủa Chùa
    Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm ở huyện Tủa Chùa
    1921-1930 of 3574<  ...  188  189  190  191  192  193  194  195  196  197  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website