• Những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng năm 2018
  • Thời gian đăng: 05/07/2018 07:51:03 AM
  • Sáng ngày 12/6/2018, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 07 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được giao cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trực tiếp là lực lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an, lực lượng Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng. Để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, Luật An ninh mạng cũng giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

    Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Luật An ninh mạng là văn bản Luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. Theo đó “Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử”. Đồng thời, quy định các nhóm hành vi cụ thể liên quan tới tấn công mạng tại Điều 17, 18, 19, 20 và Điều 21; quy định cụ thể các nhóm giải pháp cụ thể để phòng, chống tấn công mạng, quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng, chủ quản hệ thống thông tin. Như vậy hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt động tấn công mạng theo quy định của Luật An ninh mạng. Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng. Luật An ninh mạng cũng quy định cụ thể cơ chế phối hợp phòng, chống tấn công mạng của các bộ, ngành chức năng, xác định trách nhiệm cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ trong phòng, chống tấn công mạng.

  • Nguyễn Hữu Điển - Ban Tuyên giáo Huyện ủy
  • Các tin khác:
    Huyện Tủa Chùa: 506 học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022
    Lãnh đạo UBND huyện kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng thi Trường THCS THPT Tả Sìn Thàng
    Tập huấn kỹ năng thăm hộ và quản lý ca cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em
    Hội nghị giao ban 02 lực lượng Công an, Quân sự trong thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng
    Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện họp đánh giá công tác tín dụng 6 tháng đầu năm 2022
    Họp Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
    UBND huyện Tủa Chùa họp thống nhất sơ kết Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
    Trao tặng cây ăn quả cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Mường Báng, Xá Nhè và thị trấn Tủa Chùa.
    Hội Cựu giáo chức huyện tổ chức gặp mặt kỷ niệm 18 năm Ngày truyền thống Hội Cựu giáo chức Việt Nam
    Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên làm việc với UBND huyện và các tổ chức quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện
    1741-1750 of 3574<  ...  170  171  172  173  174  175  176  177  178  179  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website