Hiện nay ở Sín Chải có gần 4.000 cây chè cổ thụ. Để bảo tồn và phát triển cây chè Shan Tuyết, tạo điểm đến độc đáo, ấn tượng trong phát triển du lịch, trong tháng 11/2021, UBND huyện Tủa Chùa thành lập đoàn khảo sát quần thể cây chè tại xã Sín Chải để đề nghị công nhận cây di sản.
Ngày 27/11, tại xã Sín Chải, UBND huyện đã công bố Quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh danh lam thắng cảnh hang động Hấu Chua. Dự buổi lễ có đại diễn lãnh đạo sở Văn hóa thể thao và du lịch, các đ/c trong thường trực Huyện ủy, HĐND, lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng đông đảo nhân dân xã Sín Chải.
Có lẽ, không vùng đất nào của tỉnh Điện Biên có những nét đặc sắc mang đậm vẻ đẹp Tây Bắc như Tủa Chùa. Tủa Chùa - nơi địa hình có đến 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, núi đá vôi, độ dốc lớn, ít sông, suối khiến người ta liên tưởng ngay đến sự khắc nghiệt, cằn cỗi. Song miền đất này được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm; cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ với rừng thông và quần thể chè Tuyết Shan cổ thụ quý hiếm, hệ thống hang động và ruộng bậc thang tuyệt đẹp, lòng hồ sông Đà đẹp nên thơ được ví như vịnh Hạ Long giữa lòng Tây Bắc. Tủa Chùa còn được biết đến là địa danh cách mạng; là địa bàn cư trú của cộng đồng 07 dân tộc anh em thân thiện, mến khách; là nơi lưu giữ những nét văn hóa độc đáo, riêng có mang vẻ đẹp Tây Bắc đích thực đó là: không gian văn hóa chợ phiên, lễ hội dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ... Tủa Chùa hứa hẹn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Hang động Khó Chua La được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của trái đất cách đây hàng triệu năm, do sự biến đổi của vỏ trái đất kéo theo hàng loạt sự đứt gãy của các hệ thống núi, sự phun trào của núi lửa đã hình thành nên hang động đá.
Tủa Chùa, miền đất dịu ngọt của bao làn điệu sáo Mông và tràn đầy những sắc thái văn hoá đa hợp của cộng cư các dân tộc ở nơi đây. Là nơi cư trú của 7 dân tộc gồm: Mông, Thái, Kinh, Khơ Mú, Dao, Hoa, Phù Lá, trong đó dân tộc Mông chiếm tới 67,28 %, vì lẽ đó mà Tủa Chùa được coi là vùng đất phản ánh đầy đủ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông. Đến với Tủa Chùa, ta cảm nhận được nét đặc sắc của những phiên chợ vùng cao, đó là cái không khí rộn ràng của tiếng cười nói, cái rực rỡ lấp lánh của sắc màu váy áo, là sự bày biện đơn sơ mà hấp dẫn những mặt hàng nông thổ sản do đồng bào các dân tộc làm ra.
Di sản văn hoá nhân loại nói chung, di sản văn hoá phi vật thể nói riêng là tâm hồn cốt cách dân tộc, là báu vật vô cùng thiêng liêng không thể thiếu trong sự tồn vong hay phát triển của dân tộc ấy. Không vì lẽ gì khác mà chúng ta có thái độ thờ ơ, lãnh đạm, để mặc, tất yếu sẽ dẫn đến rơi vãi, mất mát mà cần phải được trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ. Tạo cơ hội cho nó phát huy giá trị đích thực trong đời sống cư dân các dân tộc. Đây không phải công việc một sớm, một chiều, là trách nhiệm của ngành văn hoá thông tin, mà là lâu dài và của các cấp, các ngành và mọi người chúng ta.