• Giảm nghèo nhanh nhờ chuyển đổi mở rộng ngành nghề
  • Thời gian đăng: 15/08/2019 09:32:42 PM
  • Bản Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng (huyện Tủa Chùa) là một trong những khu tái định cư thuộc Chương trình di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La. Sau khi ổn định tái định cư từ năm 2009 đến nay bản có 87 hộ. Huổi Trẳng có thuận lợi là gồm những hộ đất sản xuất không bị ngập chìm dưới lòng hồ sông Đà. Vì thế người dân định cư nơi ở cũ chỉ di vén lên cao. Người dân bản Huổi Trẳng có kinh nghiệm canh tác lúa nước lâu đời, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về giống mới, công trình thủy lợi, tư vấn kỹ thuật... nên các gia đình trong bản đều sản xuất lúa 2 vụ/năm, đảm bảo an ninh lương thực và đời sống. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong bản những năm gần đây giảm nhanh do người dân đã khai thác thế mạnh mặt nước lòng hồ sông Đà đầu tư kinh phí mua sắm thuyền máy, lưới, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển hàng hóa, hành khách.
  • Ông Lò Văn Đất, Trưởng bản Huổi Trẳng, cho biết: Bản có 22ha ruộng gieo cấy 2 vụ lúa/năm, đàn gia súc của bản tăng trưởng ổn định hiện có hơn 300 con trâu bò. Người dân áp dụng kỹ thuật, kinh nghiệm, sử dụng vốn hiệu quả vào phát triển cây lúa, gia súc gia cầm theo hướng hàng hóa nên thu nhập và đời sống cải thiện nhiều trong mỗi gia đình. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm nhanh nhờ bà con chuyển đổi mở rộng ngành nghề, đó là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển khách, hàng hóa trên lòng hồ sông Đà. Huổi Trẳng hiện  có 87 hộ nhưng nay chỉ còn 12 hộ nghèo. Hầu hết các hộ trong bản đều có thuyền máy, trong đó gần 20 hộ có thuyền máy to làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách qua lại 2 bờ sông Đà giữa địa phận bản Huổi Lả, xã Nặm Hăn, huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu và Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng Tủa Chùa tỉnh Điện Biên. Còn lại các hộ sắm thuyền nhỏ đánh bắt tôm cá, vận chuyển nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất của gia đình. Ngoài ra, có 6 hộ trong đó có gia đình Trưởng bản Lò Văn Đất mạnh dạn nuôi cá lồng trên sông Đà từ mấy năm nay. Tuy quy mô chưa lớn nhưng giúp người dân có kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng và tăng nguồn thu nhập từ chăn nuôi thủy sản. Cũng theo ông Đất, nuôi cá lồng tận dụng được tôm cá nhỏ đánh bắt được trên lòng hồ sông Đàlàm thức ăn để nuôi cá trê lai, cá lăng trong lồng. Vì không sử dụng thức ăn công nghiệp nên cá lồng của người dân bản Huổi Trẳng có chất lượng tốt, dễ tiêu thụ trên thị trường.

    Ông Lò Văn Dương,  người dân bản Huổi Trẳng, tâm sự: Năm 2012, tôi bàn bạc với các thành viên trong gia đình và mạnh dạn đầu tư 55 triệu mua thuyền máy dài14m, rộng 1,8m, trọng tải hơn 5 tấn làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách qua lại 2 bờ sông Đà. Thu nhập bình quân 7 triệu đồng/tháng, gia đình tôi thoát nghèo từ nhiều năm nay. Gia đình ông Sân Văn Lai, đầu tư 120 triệu đồng mua thuyền lớn cũng làm dịch vụ vận chuyển hàng hàng hóa, hành khách... Ở Huổi Trẳng có thuận lợi sản phẩm thủy sản đánh bắt hay nuôi trồng được từ nhiều năm nay không lo đầu ra. Hàng ngày, tư thương từ thị trấn Tủa Chùa và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La lên thu mua với số lượng không hạn chế. Có hôm gặp may mắn có gia đình trong bản khai thác được nhiều loại tôm, cá to, ngon bán được vài triệu đồng/ngày. Học tập kinh nghiệm đánh bắt thủy sản trên lòng hồ sông Đà, mạnh dạn đầu tư vốn, chuyển đổi ngành nghề vào khai thác tiềm năng của tự nhiên để xóa đói giảm nghèo, vươn lên trong đời sống, người dân bản Huổi Trẳng có thu nhập cao hơn bình quân của các gia đình trong xã Tủa Thàng.

    dungbgn2.jpg

     Gia đình ông Lò Văn Đất, Trưởng bản có mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm.

    dungbgn1.jpg

     Hầu hết các hộ trong bản Huổi Trẳng đầu tư thuyền máy, lưới đánh bắt tôm, cá trên sông Đà phục vụ đời sống, cải thiện thu nhập

    Không trông chờ ỷ lại chế độ chính sách tái định cư của Đảng, Nhà nước, mở rộng và chuyển đổi ngành nghề, chủ động giảm nghèo theo hướng bền vững của người dân bản Huổi Trẳng đã góp phần đưa chương trình tái định cư Thủy điện Sơn La của Đảng, Nhà nước trên địa bàn thành công.

  • Bài, ảnh: Tiến Dũng
  • Các tin khác:
    Họp BCĐ Cải cách hành chính nhà nước huyện Tủa Chùa, giai đoạn 2021 - 2030
    UBMTTQVN huyện Tủa Chùa: Truyền thông các cuộc vận động, phong trào thi đua và “Chương trình chuyên đề 573b” về xây dựng Quy ước và thực hiện xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện năm 2022
    Phong trào hiến máu tình nguyện ở huyện Tủa Chùa
    Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc đánh giá 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị
    Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh Điện Biên kiểm tra về việc thực hiện Đề án 06 tại huyện Tủa Chùa
    Tập huấn nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội
    Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW
    UBND huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo phát triển cây Mắc ca giai đoạn 2022 - 2025
    Người dân xã Lao Xả Phình chăm sóc cây lê Đài Loan
    Đoàn Giám sát của HĐND huyện Tủa Chùa làm việc với UBND huyện về việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2021
    1711-1720 of 3441<  ...  167  168  169  170  171  172  173  174  175  176  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website