Nhắc đến Tây Bắc là du khách liên tưởng đến địa danh với trùng điệp núi rừng, phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, con người hồn hậu, thân thiện, mến khách cùng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú và một trong số đó là món Pa Pỉnh Tộp.
Có lẽ trong chúng ta không ai không biết cây rêu - loại thực vật bậc thấp có thể bắt gặp nhiều ở những nơi ẩm thấp. Nhưng loại rêu mọc ở những tảng đá dưới lòng suối, có thể chế biến thành nhiều món ngon thì không phải ai cũng biết; cùng với khẩu lam, pa pỉnh tộp (cá nướng gập), nhứa giảng (thịt khô), chẳm chéo…thì các món ăn được chế biến từ rêu đáđược biết tới là một trong những đặc sắc nghệ thuật ẩm thực dân tộc thái Tây Bắc.
Cùng với “Rượu Mông Pê, dê núi đá, cá sông Đà, gà xương đen, chè Shan tuyết” thì lợn “Cắp nách” được coi là một trong những sản vật đặc trưng của Tủa Chùa. Lợn “Cắp nách” Tủa Chùa nổi tiếng bởi vị thơm, ngon riêng có và hấp dẫn bởi cách chế biến đậm đà hương vị Tây Bắc mà du khách đến với mảnh đất này đều muốn thưởng thức để cảm nhận.
Tháng 2 hàng năm, khi rừng đào, rừng mận đã lụi hết hoa, chỉ còn những chồi non xanh biếc chính là thời điểm mà những cánh hoa ban bung nở trắng trời. Hoa ban là loài hoa đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Từ lâu, loài hoa này đã đi vào thơ ca, nhạc họa, gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đặc biệt, với đồng bào người Thái, hoa ban còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Từ những cánh ban trắng muốt, người Thái đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo như: đồ xôi hoa ban, nấu canh xương hoặc xào cùng tỏi... Trong đó ấn tượng nhất là nộm hoa Ban, bởi món ăn này hội tụ đầy đủ nhất các loại gia vị và nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Tây Bắc.
Cây chè Shan Tuyết hiện được ví như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.