• Tủa Chùa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
  • Thời gian đăng: 15/12/2023 04:43:16 PM
  • Tủa Chùa là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, 70% dân số là dân tộc Mông. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tủa Chùa đã cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đã thay đổi diện mạo nông thôn; nhiều mô hình sinh kế được triển khai, nhân rộng giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững.

    monhinh1.jpg

    Mô hình nuôi dê của anh Thào A Vừ thôn Bản Phô, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

    "Ngày xưa người dân chưa suy nghĩ được sâu xa, chưa biết làm kinh tế, chưa biết làm ruộng, chỉ có làm nương, thiếu thốn đủ bề, đói nghèo triền miên. Hiện nay, nhà nước đã tuyên truyền đến người dân, hỗ trợ nhiều nguồn lực để bà con phát triển kinh tế, trồng cây lúa ngắn ngày cho năng suất cao, bà con được hỗ trợ bò để nuôi, máy móc hiện đại để ứng dụng vào phát triển sản xuất, được cấp giống ngô, được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Nhà nước cũng làm đường liên thôn, liên xã, đổ bê tông cho đẹp, đi lại thuận tiện lắm..."- Đó là những lời chia sẻ chân thành của anh Chang A Đơ, bản Tà Huổi Tráng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

    Xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa có 98% dân số là người DTTS, được thụ hưởng từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Chính phủ trong đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế. Từ những chương trình này, người dân được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ như: giống cây trồng, vật nuôi, được hướng dẫn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, người dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó, để nâng cao đời sống cho bà con DTTS, các tổ chức chính trị ở huyện đã hướng dẫn cho bà con được vay vốn ở ngân hành chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế.

    Anh Thào A Vừ, thôn Bản Phô, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa cho hay, năm 2021, gia đình tôi được hỗ trợ đàn dê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên, gồm 9 con dê cái và 1 con dê đực. Sau gần 3 năm tôi nhận thấy đàn dê phát triển tốt hơn những loại gia súc khác, con dê phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường ở địa phương. Là xã có khí hậu ôn đới nhưng thiếu nước sản xuất, sinh hoạt nên nuôi dê phù hợp hơn với nuôi trâu, bò, mà lợi nhuận từ nuôi dê cũng lớn hơn nuôi các loại gia súc khác. Gia đình tôi đã xuất bán lứa đầu tiên, con cái để lại sinh sản còn con đực không đủ tiêu chuẩn thì xuất bán. Được sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình tôi đã xóa đói, giảm được nghèo.

    Ông Vừ A Phía, Chủ tịch UBND xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa cho biết, sau khi được phân bổ chỉ tiêu về đến xã, xã cũng đã triển khai đến các thôn, bản, lựa chọn các hộ còn khó khăn, ưu tiên làm hồ sơ đi thẩm định, định giá đối với việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Bà con trong xã chủ yếu nuôi bò, nuôi dê cũng ý thức được việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng để phát triển kinh tế hộ gia đình.

    Thời gian qua, huyện Tủa Chùa được sự quan tâm, đầu tư từ các chương trình, dự án trong đó phải kể đến Chương trình 135 giai đoạn 2, Quyết định số 2085 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các quyết định đặc thù hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, huyện Tủa Chùa đã huy động sức mạnh toàn dân và cả hệ thống chính trị, xã hội vào thực hiện công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho các hộ nghèo, đồng thời giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các thôn, bản. Mức sống giữa các khu vực trong địa phương, nhóm dân cư được nâng lên; tiến tới mục tiêu xã hội hóa phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng dân tộc của huyện Tủa Chùa.

    Từ năm 2011 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 160 công trình với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Hoàn thành đưa vào sử dụng 137 công trình giao thông với tổng mức đầu tư gần 54 tỷ đồng. Xây mới 150,5/240km đường liên xã; 56,6/233,5km đường trục xã và 52,7/356km đường trục thôn được cứng hóa (rải nhựa, bê tông hoặc cấp phối). Kiên cố hóa được 14,5km, đưa tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 94,2/134,6km. Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng, công tác nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sinh kế cũng được huyện Tủa Chùa quan tâm thực hiện.

    Giai đoạn 2016 đến nay, toàn huyện đã triển khai 37 mô hình chuyển đổi tập quán chăn nuôi (cá, gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò) tại 12 xã, thị trấn với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước đầu tư 5,815 tỷ đồng và người dân đối ứng 2,829 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, chính sách tạo đất sản xuất được triển khai trên địa bàn 12 xã, thị trấn với tổng số 72 dự án hỗ trợ 3.443 con giống gia súc (trâu, bò, lợn, dê), 23.878 con giống gia cầm, 12.240 cây giống ăn quả, 943 bộ máy móc thiết bị cho 4.917 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

    00853fegn.bmp

    Kiểm tra máy sới đất đa năng hỗ trợ cho các các hộ gia đình thuộc thôn Cáng Tỷ, xã Sín Chải

    Ông Lò Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa cho biết, UBND xã đã khoanh vùng để phát triển tập trung khu sản xuất riêng, khu chăn nuôi riêng. Quy hoạch khu đất để làm địa bàn chăn thả, phát triển đàn gia súc. Các địa phương có tiềm năng phát triển về rừng thì hỗ trợ bà con giống cây hoặc trồng cây sa nhân dưới tán rừng, ngoài ra hướng dẫn bà con nuôi cá lồng... và các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    Ông Lường Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết, có 4 giải pháp chính để phát triển kinh tế huyện Tủa Chùa, đó là tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức cho đồng bào; giảm thiểu hủ tục lạc hậu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để đảm bảo độ tuổi lao động; triển khai hiệu quả các mô hình sinh kế như: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nơi còn thiếu đất sản xuất, các mô hình lâm sinh trồng rừng, hoặc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như nước cho sản xuất, sinh hoạt, hệ thống tưới tiêu; quan tâm đến công tác tư vấn, nâng cao ý thức thoát nghèo và khơi dậy ý chí làm giàu của người dân.

  • Hoàng Lan - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Tủa Chùa lần thứ IV, năm 2024
    Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Sính Phình lần thứ II, khóa XXI, nhiệm kỳ 2024-2029
    Thị trấn tổ chức Hội nghị giao ban tháng 6 năm 2024
    Hội LHPN tỉnh Điện Biên làm việc với huyện Tủa Chùa
    Tập huấn nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
    Hội LHPN huyện phát động tháng hành động vì môi trường năm 2024
    Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ
    Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
    Hội LHPN tỉnh Điện Biên làm việc tại xã Mường Đun
    Ban Văn nghệ - Đài Truyền hình Việt Nam ghi hình Chương trình “Hành trình di sản: Điện Biên – Điểm hẹn lịch sử” tại huyện Tủa Chùa
    341-350 of 3688<  ...  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website