• Tổng quan Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
  • Thời gian đăng: 21/07/2022 09:32:14 AM
  • Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án đã xác định 07 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể để thực hiện Đề án.    

    87b5c81a6818aa46f309.jpg

    5765d5c875cab794eedb.jpg

    Một số hình ảnh làm Căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân 

    Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện tích như sau:

              Một là: Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Để thúc đẩy dịch vụ công quốc gia trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư, Đề án đã đề ra 13 mục tiêu cụ thể trong năm 2022; 11 mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023-2025 và 11 mục tiêu giai đoạn 2025-2030. Trong đó, xác định điểm nhấn của năm 2022 là cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu (tối thiểu 20 dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động,...) để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

              Hai là: Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Đề án xác định mục tiêu chính của giai đoạn 2022-2023 là bảo đảm pháp lý để triển khai thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong các giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… . trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…  

              Ba là: Nhóm tiện ích phục vụ công dân số. Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân, Đề án đặt ra mục tiêu trong năm 2022: Bảo đảm cho hoạt động tạo lập định danh điện tử đối với công dân đã được thu thập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện giải quyết 100% yêu cầu tạo lập danh tính điện tử cho công dân. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ và đăng ký, sử dụng định danh điện tử trong các giao dịch hành chính, chứng minh nhân thân, dịch vụ công. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác. Đảm bảo 100% các giao dịch của Công dân số được định danh, ký số, xác thực, các hợp đồng điện tử được định danh, ký số.

              Bốn là: Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Đề án đặt ra mục tiêu trong năm 2022, triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ góp phần làm giàu dữ liệu dân cư, trong đó: Tạo nền tảng để các lĩnh vực gần, sát với công dân sử dụng được nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các thủ tục trong khi chưa có hạ tầng như lĩnh vực tư pháp, lao động thương binh xã hội…; kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có để “làm sạch” đảm bảo giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi. Bảo đảm tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thông suốt, hoạt động hiệu quả.

              Năm là: Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, ứng dụng những nền tảng công nghệ 4.0 để phân tích, đánh giá cung cấp thông tin đa dạng, hữu ích phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Đề án xác định mục tiêu trong năm 2022: Tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội; đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân và nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Tích hợp với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm liên thông, nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đến năm 2023 và các năm tiếp theo: Tiếp tục hoàn thiện việc kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác để làm giàu dữ liệu dân cư phục vụ các yêu cầu đa dạng về phát triển kinh tế - xã hội. Song song với việc triển khai 5 nhóm tiện ích nêu trên, cần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật để bảo đảm đầy đủ tính pháp lý để tổ chức triển khai Đề án. Trước mắt, ngay trong năm 2022 cần tập trung xây dựng và ban hành Nghị định và Thông tư có liên quan đến việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời, nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội; tiến tới 2023, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện phát triển Chính phủ số và đến năm 2024, tham mưu đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra việc sử dụng dữ liệu công dân qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm đúng mục đích, đúng yêu cầu, phòng chống lộ lọt dữ liệu.../.

  • Hoàng Văn Sơn - Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính Công an huyện
  • Các tin khác:
    Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh
    Kỳ họp thứ 26: Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn
    Tập huấn công tác Dân vận, Dân tộc, Tôn giáo và Quy chế dân chủ cơ sở tại xã Trung Thu
    Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, đến thăm và làm việc với huyện Tủa Chùa
    Tuyên truyền, giới thiệu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các hoạt động trải nghiệm tại trường THCS thị trấn Tủa Chùa
    Hội nghị triển khai kế hoạch bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa năm 2024
    Lễ khởi công xây dựng bếp ăn bán trú Trường Mầm non Tả Sìn Thàng
    Diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ thị trấn Tủa Chùa năm 2024
    Hội nghị tập huấn công tác Dân vận, Dân tộc, Tôn giáo và Quy chế dân chủ cơ sở năm 2024
    Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, mai táng phí, chế độ trợ cấp đối với Cựu chiến binh khi thôi làm công tác Hội
    51-60 of 3695<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website