• Thực hiện phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Mùa 2021
  • Thời gian đăng: 08/09/2021 08:45:54 AM
  • Hiện nay, các trà lúa vụ Mùa năm 2021 đang sinh trưởng phát triển tốt, trà chính vụ và trà muộn đang trong giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng. Nhiều diện tích có biểu hiện thừa đạm, thiếu nước tưới làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa. Tình hình sinh vật gây hại đang có diễn biến phức tạp, các đối tượng như bệnh Bạc lá, Khô vằn, tập đoàn rầy đang phát sinh gây hại. Đặc biệt là bệnh đạo ôn, mặc dù đã được chủ động phòng trừ bệnh trên lá, tuy nhiên do điều kiện thời tiết thuận lợi, việc lạm dụng phân bón có hàm lượng đạm cao nên nhiều diện tích lúa tiềm ẩn nguy cơ bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại trên bông gây ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Để thực hiện hiệu quả việc phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Mùa 2021. Đề nghị bà con nông dân áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI, 3 giảm 3 tăng trong trồng trọt giúp cây lúa sinh trưởng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

    BACLA.jpg

    Lúa bị nhiễm bệnh Bạc Lá

    jjj.jpg

    Lúa bị nhiễm bệnh Đạo Ôn

    KHOVAN.png

    Lúa bị nhiễm bệnh Khô Vằn

    NHIEMR-Y.jpg

    Lúa bị nhiễm rầy.

    Trên trà chính vụ: Những diện tích chưa bị bệnh đạo ôn lá nhưng nằm trong vùng có nguy cơ cao (vùng tiền dịch, vùng có tỷ lệ giống nhiễm cao…), trong thời gian lúa thấp tho trỗ, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, bà con phòng, chống bệnh bằng cách phun thuốc bảo vệ thực vật. Đối với diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn lá, cổ lá và giống nhiễm cần phun thuốc kép 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa đã trỗ thoát hoàn toàn, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày). Lưu ý: Sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có 2 hoạt chất như: Tricyclazole + Isoprothiolane, Propiconazole + Tricyclazole; Fenoxanil + Tricyclazole, khi phun thuốc trong ruộng phải đủ nước, không phun thuốc khi lúa đang phơi mầu, sau phun 04 giờ nếu gặp mưa phải phun lại;

    Trên trà muộn: Bà con cần đảm bảo đủ nước tưới, bón phân cân đối, Không bón phân đạm muộn nhất là thời điểm đón đòng, theo dõi chỉ đạo phun bệnh đạo ôn lá khi ruộng có vết bệnh để hạn chế lây lan gây hại cổ bông. Ngoài theo dõi bệnh khô vằn, bạc lá, tập đoàn rầy và các đối tượng dịch hại có tích chất tiểu vùng khí hậu từ nay đến cuối vụ để kịp thời chỉ đạo phun phòng chống bệnh hiệu quả.

    Để có một vụ Mùa bội thu, bà con hãy thường xuyên thăm đồng và thực hiện tốt các khuyến cáo của các cơ quan chức năng về phòng, trừ dịch hại cho cây luá./.

  • Hà Anh - Trung tâm VH-TT-TH
  • Các tin khác:
    Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách sau 10 thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW
    Lễ trao tặng công trình nước sạch tại Trường Tiểu học Thị trấn
    Người chiến sĩ Điện Biên năm ấy
    Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Điện Biên năm 2023
    Kiểm tra các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đợt 01 năm 2024
    Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” xã Trung Thu
    Tủa Chùa: Kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác ứng phó với cháy rừng phòng hộ trên địa bàn xã Mường Báng
    UBND huyện tổ chức phiên họp tháng 4 năm 2024
    Hội nghị vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2023
    Thực hiện giao ban hàng tháng tại điểm giao dịch xã
    201-210 of 3423<  ...  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website