• Huyện Tủa Chùa nỗ lực xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP
  • Thời gian đăng: 24/11/2023 04:21:03 PM
  • Phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền huyện Tủa Chùa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khuyến khích và tạo điều kiện giúp các hợp tác xã, hộ sản xuất và doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nông sản và xây dựng sản phẩm OCOP.

    opcop22.png

    Các sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Tủa Chùa

    Xác định mục tiêu của sản phẩm OCOP là gia tăng giá trị cho địa phương, trọng tâm là sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa đã đẩy mạnh việc hướng dẫn, đôn đốc các chủ thể có sản phẩm tham gia đăng ký, hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng trình hội đồng các cấp thẩm định, phê duyệt. Cùng vào cuộc, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình OCOP, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Hướng dẫn chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng phương án kinh doanh, mô hình sản xuất. 

    Chia sẻ với chúng tôi bà Vũ Ngọc Ánh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: “Các sản phẩm sau khi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP đều có những chuyển biến tích cực, góp phần mở rộng được quy mô, năng xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thị trường được mở rộng, nhờ đó doanh thu cũng tững bước được tăng lên, thu nhập của người lao động nhờ đó cũng được nâng cao. Để có được kết quả như ngày hôm nay, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện và 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Một nguồn lực giữ vai trò quan trọng là từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đồng thời là chính sách ưu đãi từ Nghị quyết số 05/2018/NQ- HĐND, ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ sự hỗ trợ của Nghị quyết này đã giúp cho các hợp tác xã, hỗ sản xuất và doanh nghiệp giảm bớt chi phí, có điều kiện mở rộng sản xuất, xây dựng thành công sản phẩm OCOP.”

    Chia sẻ với chúng tôi, bà Đỗ Mỹ Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chè Shan Tuyết “Hương Linh” cho hay: “Ngay từ khi thành lập công ty, chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ rất đắc lực từ các cấp chính quyền địa phương của huyện Tủa Chùa, trong đó phải kể đến việc xử lý các văn bản, hồ sơ liên quan tới các thủ tục hành chính, được chính quyền giúp đỡ rất hiệu quả, giảm được chi phí về thời gian, không phải chờ đợi. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về các chế độ ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Tủa Chùa nói riêng cũng giữ vai trò rất quan trọng giúp Công ty thuận lợi trong việc chế biến và sản xuất Trà Shan Tuyết cổ thụ Tủa Chùa. Nhờ được hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đến nay các sản phẩm OCOP của Công ty chúng tôi cũng được giới thiệu, quảng bá tại nhiều các gian hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh, được nhiều khách hàng ưu chuộng, năng suất và sản lượng tiêu thụ cũng nhờ đó từng bước được nâng lên rõ rệt.”

    chua11.png

    Sản phẩm OCOP Thịt chua xã Mường Đun

    Qua trao đổi thêm với bà Vũ Ngọc Ánh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chúng tôi hiểu hơn về những giải pháp được huyện Tủa Chùa triển khai nhằm đồng hành với các hợp tác xã, hộ sản xuất và doanh nghiệp khi xây dựng sản phẩm OCOP. Công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, hiệu quả của chương trình được huyện thường xuyên tổ chức tại 12 xã, thị trấn với nhiều hình thức phong phú thông qua các cuộc họp, hệ thống loa phát thanh và lồng ghép vào các hội nghị. Mặt khác, huyện cũng chú trọng ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các phòng chuyên môn của huyện hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản tại địa phương; trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, ngày hội Văn hóa, sự kiện của huyện, của tỉnh. Quan tâm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; chuẩn hóa sản phẩm thông qua đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn mác; thiết kế website; truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện Tủa Chùa có mặt tại một số thị trường trọng điểm trong và ngoài khu vực. Từ đó, giúp các đơn vị có lượng hàng tiêu thụ nhiều nhất, mang lại giá trị kinh tế cũng như thương hiệu riêng cho mỗi sản phẩm. Trong đó, nổi bật có sản phẩm Rượu Mông Pê Tà Chải, Khoai Sọ tím xã Tả Sìn Thàng, các sản phẩm OCOP Chè Shan Tuyết cổ thụ Tủa Chùa...

    Thông qua hoạt động của các sự kiện trên đã giới thiệu, quảng bá, kết nối giữa các sản phẩm nông sản, OCOP của huyện đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Điện Biên, qua đó tạo cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tìm kiếm đối tác hợp tác liên doanh liên kết phát triển sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tính đến tháng 11 năm 2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã có 11 sản phẩm được UBND tỉnh Điện Biên công nhận OCOP từ 3 sao trở lên đó là: 04 sản phẩm chè Shan Tuyết cổ thụ, Gạo vai gãy, Vịt bầu ủ muối hoa tiêu, thịt chua Mường Đun, khoai sọ tím Tả Sìn Thàng, Mật ong rừng lên men Tân Thái Dương, rượu Mông Pê Tả Chải, Chẩm chéo Sâm Điêu. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận tiếp tục duy trì đạt sản lượng, mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Doanh thu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng lên so với trước khi được chứng nhận OCOP. Doanh số tăng đã làm gia tăng giá trị, sản lượng sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị tiềm năng, lợi thế của các địa phương tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu, sản phẩm có chất lượng cung cáp ra thị trường, đồng thời  hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.

                                            

     

     

  • Nguyễn Cường -Trung tâm GDNN- GDTX huyện
  • Các tin khác:
    Hội Phụ nữ thị trấn thực hiện tốt công tác ủy thác vay vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo
    Gương sáng Bí thư Đoàn Thanh niên giàu nhiệt huyết trong công tác dạy nghề
    Tập huấn nghiệp vụ Ban Quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn
    Đoàn kiểm tra giám sát Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh làm việc với huyện Tủa Chùa
    Tủa Chùa đẩy mạnh công tác thu ngân sách trên địa bàn
    Liên kết đào tạo Trung cấp nghề cho học sinh THPT thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và học sinh là người dân tộc thiểu số
    Khánh thành nhà ở nội trú cho học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Sính Phình số 1
    Diễn tập chiến đấu phòng thủ xã Trung Thu năm 2024
    Hội chợ việc làm năm 2024
    Bế giảng 02 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đợt 1, năm 2024 tại các xã Tủa Thàng và Sín Chải
    111-120 of 3423<  ...  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Di tích “thành cổ Vàng Lồng” - một công trình lịch sử
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website