• Người chiến sĩ Điện Biên năm ấy
  • Thời gian đăng: 11/04/2024 02:52:02 PM
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi, thể hiện niềm tự hào của dân tộc, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Trong chiến dịch ấy đã có hàng nghìn người con của dân tộc ngã xuống để bảo vệ nền độc lập và cũng là nơi đã sản sinh ra biết bao tấm gương dũng cảm, mưu trí, “gan không núng, chí không mòn”... Ông Hà Minh Hiển, người dân Tổ dân phố Đồng Tâm, thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên là một người chiến sĩ Điện Biên năm xưa như thế.

    onghien1.jpg

    onghien2.bmp

    Ông Hà Minh Hiển cùng trò chuyện về những năm tháng tham gia kháng chiến

    Trong những ngày tháng cả nước đang hướng về kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi đã được gặp gỡ, trò chuyện cùng với cựu chiến binh Hà Minh Hiển là chiến sĩ Điện Biên năm xưa duy nhất còn sinh sống tại huyện Tủa Chùa và được nghe kể lại những năm tháng hào hùng, đầy gian khổ và đoàn kết của quân và dân ta.

    Ông Hà Minh Hiển sinh năm 1939 tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 71 năm trước, ông Hiển khi ấy mới tròn 14 tuổi, theo tiếng gọi non sông, ông đã rời xa quê nhà để lên đường đi kháng chiến cứu nước. Người thiếu sinh quân năm ấy được phân công tới Tiểu đoàn 955, Trung đoàn 159, Đại đội 23, Quân khu Tây Bắc, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông đóng quân ngay sát cứ điểm Him Lam và tham gia chiến đấu trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ - tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, trong ký ức của người Chiến sĩ Điện Biên năm ấy, đây cũng là trận đánh mà ông nhớ nhất. Thời điểm đó ông vừa trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường vừa là lực lượng hỗ trợ các bác sĩ quân y chăm sóc quân nhân. Ngày 13-3-1954, bộ đội ta nổ súng tiến công Him Lam, một trung tâm đề kháng mạnh gồm ba cứ điểm nằm trên ba quả đồi sát kề nhau bên đường số 41, ông Hiển cùng các đồng đội đã anh dũng chiến đấu, ông kể lại rằng: “Trong trận đánh đó có những đồng đội sáng nay còn gặp, trưa về đã biết tin hi sinh, tôi chỉ biết rằng khi gặp lại nhau thì biết mình đang còn sống. Chúng tôi cứ ngày đánh giặc, tối lại về hầm, đào hầm, hỗ trợ chăm sóc quân nhân bị thương.”

    Ngoài chiến trường đầy bão lửa và gian khổ, nhưng với tình yêu Tổ quốc, quyết tâm đánh giặc, ông Hà Minh Hiển cùng đồng đội đã xả thân mình anh dũng chiến đấu, không sợ hi sinh. Đối với những chiến sĩ trẻ như ông Hiển, được sống, được chiến đấu, được tham gia bảo vệ Tổ quốc là niềm tự hào lớn lao. Thời gian trôi qua, đến ngày 7-5-1954 thì Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng trong niềm vui bất tận của Nhân dân cả nước. Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Hà Minh Hiển được cử về Tiểu đoàn 24 Pháo cao xạ, Quân khu Tây Bắc, sau đó trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 và tham gia chiến tranh chống Tàu năm 1979…  Năm 1983 ông nghỉ hưu và về sinh sống tại Yên Bái. Đến năm 1985 ông cùng gia đình chuyển lên huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên và sinh sống cho tới nay. Với 29 năm 6 tháng trong quân ngũ, trải qua nhiều chiến dịch lịch sử, ông được trao tặng rất nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen như: Huân chương kháng chiến hạng Nhất; Huân chương chiến công hạng Nhất; huân chương giải phóng hạng Nhất; Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì, huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên…ông cũng đã từng được giữ nhiều chức vụ quan trọng như Đại đội trưởng Trung đoàn 819, Bộ CHQS Hoàng Liên Sơn, Trợ lý quân y Ban CHQS tỉnh... Chia sẻ với chúng tôi trong niềm xúc động, tự hào của những năm tháng oai hùng ấy, ông Hà Minh Hiển vẫn còn nhớ nhất những cảm xúc thiêng liêng khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng – cũng là chiến dịch đầu tiên khi ông mới nhập ngũ tham gia.

    “Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại các đội điều trị đều có hầm hào dựng lán trại để phục vụ cứu chữa cho thương binh được chia thành 3 khu, gồm: Khu trọng thương, khu trung thương và khu khinh thương. Thương binh khi về đến đội điều trị thường vào 1-2 giờ sáng, để ánh sáng không lọt ra ngoài gây lộ địa điểm; chúng tôi đều khẩn trương hỗ trợ quân y kiểm tra chọn lọc, lau rửa vết thương cho thương binh để chuyển nhanh vào hầm thực hiện cứu thương. Hỗ trợ chăm sóc thương binh, tôi tận tay bón những thìa cháo loãng giúp thương binh chống đói, chống mất nước, nhanh chóng hồi phục sức khỏe; túc trực bên cạnh thương binh tại các hàm ếch để động viên, thậm chí nhiều khi phải làm chỗ dựa cho các thương binh bị chấn thương, khó thở… Với mong muốn giúp đỡ được nhiều thương binh hơn, tôi thường xuyên học hỏi từ các bác sĩ quân y kinh nghiệm chăm sóc, chữa trị các thương binh ở mức độ nhẹ. Sau đó, tôi tự tay thay băng, vệ sinh vết thương, cầm máu cho các đồng đội bị thương”, ông Hiển nhớ lại.         

    Chiến tranh đã lùi xa nhưng đối với các thế hệ con cháu trong gia đình, ông Hà Minh Hiển – người chiến sĩ Điện Biên năm xưa luôn là tấm gương sáng cho tinh trần quả cảm, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, để cho các thế hệ con cháu sau này noi gương phấn đấu trong học tập, rèn luyện và công tác, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống gia đình, xứng đáng với ý chí và nghị lực của người Chiến sĩ năm ấy. Anh Hà Minh Hải, Con trai của ông Hà Minh Hiển chia sẻ với chúng tôi trong nhiềm vinh dự tự hào: “Bố tôi luôn là một tấm gương cho lòng dũng cảm và sự hi sinh vì độc lập dân tộc, các thế hệ con cháu trong gia đình luôn cố gắng nỗ lực phát huy truyền thống cách mạng để học tập và làm việc xứng đáng với những gì bố đã cống hiến.”

    Gần 70 năm đã trôi qua, người lính Điện Biên tuổi 14 năm xưa nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, chân yếu, mắt mờ. Khi nhắc về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, người lính Điện Biên năm xưa như được tiếp thêm sức mạnh, vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó và hào hùng làm "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Ông chính là biểu tượng của lòng dũng cảm, của tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc và là niềm tự hào của dân tộc, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ hôm nay noi theo./.

  • Thu Trang, Văn Xôm – Trung tâm VH – TT – TH huyện
  • Các tin khác:
    HĐND xã Lao Xả Phình: Kỳ họp thứ 14 khóa XXI
    Tập huấn nâng cao chất lượng quản lý vốn vay ủy thác từ NHCSXH năm 2024
    Hội nghị tập huấn truy xuất nguồn gốc và Mã QR Code cho 100 cây chè Shan Tuyết di sản Tủa Chùa
    Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tủa Chùa:Tổ chức thăm, chúc mừng tổ chức đạo tin lành nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2025
    Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành Nội vụ
    Đảng ủy Thị trấn Trao Huy hiệu Đảng đợt mồng 7 tháng 11 năm 2024
    Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Tủa Chùa năm 2024
    Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025
    Kiểm tra việc thực hiện lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa
    Tủa Chùa giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
    1-10 of 3848<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website