• Mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19
  • Thời gian đăng: 09/02/2022 09:29:27 AM
  • gfdsgsd21.jpg

    Ảnh minh họa

              1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng(quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng(quy định tại điểm c, d, khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021).

              3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng(quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng(quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với tổ chức (quy định tại khoản 5 Điều 4; điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngđối với tổ chức(quy định tại khoản 5 Điều 4; điểm c, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19 bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng(quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

              8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng(quy định tại điểm b khoản 2, Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế) hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (quy định tại điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).

              9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (quy định tại điểm 1.2, mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19); Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

              10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm(quy định tại điểm 1.1, mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

              11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 7 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (quy định tại điểm a khoản 3, Điều 99 và điểm a, khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

             12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 7 năm (quy định tại điểm 1.9, mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

              13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (quy định tại điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

              14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm(quy định tại điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)).

              15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản(quy định tại điểm 1.6, mục 1, Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  • Hà Anh - Trung tâm VH-TT-TH
  • Các tin khác:
    Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tủa Chùa Tọa đàm Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2024
    Trường THPT Tủa Chùa tổ chức tọa đàm chào mừng 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024)
    Trường PTDTBT Tiểu học Kim Đồng gặp mặt truyền thống chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Kiểm tra, thẩm định hồ sơ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” năm 2024
    Cô giáo Sìn Thị Xuân tâm huyết với nghề
    Bí Thư huyện uỷ Lê Hoài Nam thăm, chúc mừng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật hòa giải ở cơ sở
    Kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Mầm non Thị trấn Tủa Chùa
    Bí thư Huyện ủy chúc mừng Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Khám sức khỏe cho công dân thực hiện nghĩa vụ năm 2025
    1-10 of 3685<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website