Toàn huyện hiện có 11 xã, 01 thị trấn, 143 thôn, tổ dân phố, 11.165 hộ, sinh sống với 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Các đơn vị xã của huyện đều thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Có 03 thôn đạt từ 100% tiêu chí về số hộ trở lên (Thôn Tủa Thàng, Tả Huổi Tráng 1 thuộc xã Tủa Thàng; thôn Bản Đun thuộc xã Mường Đun); 69 thôn, tổ dân phố đạt từ 50% đến dưới 100% tiêu chí về số hộ, 71 thôn, tổ dân phố chưa đạt 50% tiêu chí về số hộ. Theo đề án sẽ sáp nhập 26 thôn thành 13 thôn thuộc các xã Mường Báng; Xá Nhè; Mường Đun; Sính Phình; Tủa Thàng; Huổi Só; Tả Sìn Thàng; Sín Chải. Như vậy sau khi sáp nhập, toàn huyện sẽ còn 130 thôn, tổ dân phố.
Các đại biểu thảo luận cho ý kiến vào Đề án
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận cho ý kiến vào Đề án đồng thời, đề xuất kiến nghị những nhiệm vụ, phương án triển khai thực hiện trong thời gian tới, chủ động rà soát, khảo sát, đề xuất sắp xếp tổ chức lại các thôn, tổ dân phố theo tiêu chí, phù hợp với điều kiện thực tế đưa vào nhiệm vụ trọng tâm để chỉ đạo thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đạt kết quả cao nhất.
Đ/c Hoàng Tuyết Ban, UVBTV Huyện ủy - Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu tại cuộc họp, Đ/c Hoàng Tuyết Ban, UVBTV Huyện ủy - Phó chủ tịch UBND huyện, trưởng ban chỉ đạo nhấn mạnh: trên cơ sở các ý kiến trao đổi thảo luận, phòng Nội vụ huyện tiếp thu điều chỉnh lại một số nội dung, phương án, đề án theo đúng hướng dẫn, đúng quy định. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các kênh thông tin và thông qua các cuộc họp thôn bản về việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố tạo sự đồng thuận trong cán bộ, công chức và nhân dân trong quá trình thực hiện./.