• Nghề rèn truyền thống của người Mông
  • Thời gian đăng: 26/08/2023 05:21:24 PM
  • Nghề rèn của dân tộc Mông có từ lâu đời. Trước kia, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngày nay trong xu thế phát triển, song nhiều người dân tộc Mông vẫn thích sử dụng các nông cụ của dân tộc mình sản xuất. Các sản phẩm rèn của người Mông nổi tiếng bởi độ bền, độ tinh xảo với bí quyết riêng.

    4_2rennnnnnnnnn.jpg

    Ông Mùa A Mang, thôn Tả Phìn, xã Tả Phìn rèn dao phát, chuẩn bị cho mùa phát nương, gieo hạt mới.

    Nghề rèn của người Mông thể hiện sự tài hoa, sáng tạo, với những sản phẩm tinh xảo vừa có giá trị làm vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa. Bí quyết để làm ra những con dao, lưỡi cuốc, lưỡi cày sắc ngọt và có độ bền cao, đầu tiên phải lựa chọn được loại thép tốt. Loại thép thường được người Mông sử dụng đó là nhíp ô tô, nhất là nhíp của ô tô sản xuất cách đây vài chục năm. Bên cạnh đó, kỹ thuật tôi thép cũng rất quan trọng, thép nung phải đủ độ nóng, không non quá cũng không được quá già lửa. Kỹ thuật này quyết định độ bền của sản phẩm. Than đốt lò của người Mông cũng rất đặc biệt. Người Mông không dùng than đá mà dùng than củi của cây rừng. Trong khi rèn nhiệt độ lò rèn phải nóng đều mới cho ra sản phẩm tốt nên yêu cầu người quay lò phải đều tay. Ngày xưa, 100% công đoạn đều thủ công nhưng ngày nay một số công đoạn làm rèn, người Mông đã sử dụng quạt điện thổi lò, máy mài. Tuy nhiên các công đoạn quan trọng nhất từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, tay cầm… vẫn làm bằng tay. Vì vậy, đồ rèn của người Mông làm ra có độ tinh xảo riêng, sắc bén và bền lâu với thời gian.

    Nghề rèn của đồng bào Mông không chỉ tạo ra những nông cụ thiết thực trong đời sống mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trong các thôn, bản người Mông, chỉ còn rất ít hộ lưu giữ nghề rèn truyền thống nhưng nhu cầu sử dụng nông cụ rèn vẫn rất lớn. Do đó, một số hộ vẫn giữ nghề rèn, tạo ra nông cụ để bán tại các phiên chợ, tăng thu nhập.

    Gia đình ông Mùa A Mang, thôn Tả Phìn, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa là một trong số ít hộ người Mông trong thôn còn giữ nghề rèn truyền thống. Ban đầu ông chỉ rèn nông cụ cho gia đình. Sau đó, ông rèn thêm nhiều sản phẩm để bán cho bà con trong thôn. Hơn 40 năm kinh nghiệm làm nghề, ông Mang chia sẻ: “Sự tỉ mỉ, khéo léo đều có thể được rèn luyện qua quá trình làm nghề song yêu cầu đầu tiên và xuyên suốt của nghề rèn là người thợ rèn phải có sức khỏe tốt. Người thợ cả và thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng; lực búa giáng xuống thanh thép phải đều nhau; độ mạnh yếu biến hóa với từng phần của sản phẩm. Trước đây, lò rèn chỉ đỏ lửa vào dịp mùa xuân nhưng nay hoạt động quanh năm, ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình còn bán tại các chợ phiên trên địa bàn”.

  • Hoàng Lan - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập chiến đấu thị trấn trong khu vực phòng thủ năm 2024
    Khởi công xây dựng bếp ăn bán trú cho Trường PTDTBT Tiểu học Mường Báng
    Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND huyện làm việc với xã Tả Phìn
    Chương trình tình nguyện mua Đông, Xuân tình nguyện 2025
    Ký kết chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024-2030
    Họp Ban Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2024
    Đoàn kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Điện Biên làm việc với huyện Tủa Chùa
    Hội thi “Cán bộ công đoàn giỏi” năm 2024
    Đoàn kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Điện Biên làm việc với xã Mường Báng
    Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND huyện làm việc với xã Xá Nhè
    91-100 of 3694<  ...  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website