Tại buổi giới thiệu các đại biểu được chia sẻ và thảo luận các thông tin về mô hình hình thoát nghèo UPG, mục đích và đối tượng can thiệp, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận, chu trình thực hiện mô hình và kế hoạch triển khai tại huyện Tủa Chùa.
Ông Nguyễn Văn Pho – Cán bộ Kỹ thuật Sinh kế vùng Điện Biên Hòa Bình (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam) giới thiệu mô hình
Các đại biểu tham gia hội thảo
Khảo sát hộ gia đình nghèo cùng cực tại các thôn được lựa chọn
Mô hình thoát nghèo UPG là phương pháp can thiệp tổng hợp có giới hạn về thời gian. Gồm một chuỗi can thiệp lồng ghép kéo dài trong 2 năm nhằm xác định các hộ nghèo nhất trong số các hộ nghèo và cung cấp cho họ những nguồn lực cơ bản, kiến thức về tài chính, đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng sống và hỗ trợ về mặt xã hội để họ có thể thoát nghèo bền vững - với năng lực và các kỹ năng được cải thiện, thoát nghèo bền vững.
Đối tượng đích của mô hình là những gia đình nghèo nhất, có thu nhập thấp, thường xuyên không đảm bảo về an ninh lương thực, thiếu thốn về sức khỏe, dinh dưỡng. Bị phân biệt đối xử và thiếu sự đồng cảm của cộng đồng như các nạn nhân của mua bán người, ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội.
Sau buổi giới thiệu, Chương trình vùng Tủa Chùa đã tổ chức thu thập thông tin về các hộ gia đình nghèo cùng cực nhất tại 8 thôn là Phiêng Bung, Sông Ún (xã Mường Báng), Đề Dê Hu 1, Dê Dàng 2 (xã Sính Phình) Tỉnh B, Trung Dù (xã Xá Nhè), Làng Vùa 1, Tủa Thàng (xã Tủa Thàng). Theo kế hoạch năm tài chính 2020, Chương trình vùng sẽ hỗ trợ 80 con dê cái sinh sản với kinh phí 180 triệu đồng cho 40 hộ gia đình nghèo cùng cực được lựa chọn từ các thôn bản nêu trên.