• Duy trì phát triển nghề dệt truyền thống dân tộc Dao
  • Thời gian đăng: 24/01/2019 10:03:20 AM
  • Xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa có 6/9 thôn bản là người dân tộc Dao, mặc dù ảnh hưởng của kinh tế thị trường, giao lưu, giao thương hòa nhập với nhiều dân tộc anh em trong huyện, ngoài tỉnh, nhưng đồng bào dân tộc Dao nơi dây vẫn bảo tồn, duy trì nghề truyền thống trồng bông, dệt vải, may, mặc trang phục truyền thống dân tộc.
  • 4-dung-bao.jpg

     Tranh thủ thời gian nông nhàn, phụ nữ dân tộc Dao bản Tu Cha, xã Huổi Só dệt vải phục vụ nhu cầu của gia đình

    Ông Tẩn A Đạt, Chủ tịch UBND xã Huổi Só, là người dân tộc Dao, cho biết: Hiện nay, xã duy trì quỹ đất sản xuất 18-20ha để trồng bông. Diện tích đất gieo trồng không nhiều, sản lượng không lớn, nhưng sản lượng bông đáp ứng đủ nhu cầu làm ra vải, sản phẩm khác từ vải tự sản xuất phục vụ đời sống sinh hoạt, nhu cầu tiêu dùng của mỗi gia đình người dân tộc Dao. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân, người dân tộc Dao xã Huổi Só mặc trang phục dân tộc chủ yếu là phụ nữ, và mặc không thường xuyên. Anh Vẩn A Nàn, Trưởng bản Tu Cha, tâm sự: Bản có 58 hộ người dân tộc Dao, các hộ đều duy trì nghề trồng bông, dệt vải và mặc trang phục dân tộc mình. Mỗi gia đình có ít nhất một khung cửi, dụng cụ cán bông, kéo sợi. Gia đình tôi trồng bông trên diện tích 500m2, sản lượng đủ dệt được 20 sải vải, tương đương 15m2, vải dùng may quần áo cho 4 thành viên trong gia đình 1 bộ/người/năm. Số vải còn lại làm khăn của phụ nữ, túi, mũ trẻ em. Trước đây, vải tự sản xuất được còn dùng để làm chăn, vải trải đệm, vỏ đệm, địu trẻ em. Hiện nay, đa số các hộ không dùng làm chăn, ga, đệm nữa mà sử dụng sản phẩm này có trên thị trường, mẫu mã đẹp, giá rẻ. Để có một bộ quần áo dân tộc Dao người dân phải mất nhiều công sức thời gian. Cụ thể, phải qua các công đoạn: cày bừa đất, trồng bông, làm cỏ, thu hoạch, phơi khô, cán tách hạt, bật bông cho tơi xốp, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, cắt may thành quần áo. Vì thế, nghề dệt còn được đánh giá là tiêu chuẩn sự khéo léo, cần cù, sáng tạo của phụ nữ. Tính ra giá thành một bộ trang phục nữ dân tộc Dao đắt, áo phụ nữ dài có lúc có nơi lại không thuận tiện phù hợp với công việc lao động sản xuất. Trong khi đó, quần áo trên thị trường giá rẻ, mẫu mã, mầu sắc phong phú, nên nhiều người đã chọn mua sử dụng quần áo may sẵn bán trên thị trường. Mặc trang phục truyền thống dân tộc Dao hàng ngày chủ yếu là phụ nữ, nhưng cũng không thường xuyên. Đa số nam giới dan tộc Dao mặc quần áo may sẵn bán ở chợ, hoặc mua vải may ở các cửa hàng. Người dân tộc Dao mặc trang phục dân tộc mình nhiều nhất vào thời điểm lễ, tết cổ truyền, đám cưới, hoặc trong tang lễ. Công việc cán bông, kéo sợi, dệt vải, thêu, may quần áo chủ yếu phụ nữ làm, tranh thủ thời gian nông nhàn, lúc rảnh rỗi. Hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, các bà, mẹ, chị, vừa làm vừa dạy dỗ truyền bảo nghề cho con, cháu. Vì thế, các em gái người dân tộc Dao trong độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi đa số đã thành thạo công việc của nghề truyền thống trồng bông, dệt vải.

    Bảo tồn lưu giữ nghề truyền thống trồng bông, dệt vải, mặc trang phục dân tộc dân tộc Dao được cộng đồng người dân tộc Dao xã Huổi Só duy trì, đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm phong phú đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Tủa Chùa. Mặc dù chưa có sự hỗ trợ, dự án bằng nguồn kinh phí của Nhà nước hay xã hội hóa cho bảo tồn nghề dệt của dân tộc Dao xã Huổi Só, việc cộng đồng người Dao tự nguyện và duy trì nghề truyền thống thật đáng khích lệ và ghi nhận.

  • TIến Dũng - Báo Điện Biên Phủ
  • Các tin khác:
    Hiệu quả từ những mô hình hỗ trợ sản xuất cho người dân
    Nông dân huyện Tủa Chùa tập trung chăm sóc trên 2.000 ha lúa vụ mùa
    UBND xã Mường Báng tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho bệnh binh
    Tổ chức Truyền thông hướng dẫn về dinh dưỡng, phòng, chống suy dinh dưỡng tại xã Sín Chải
    Đoàn thanh niên xã Sính Phình làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách
    Hội nghị Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh Khối 487 lần thứ V, khóa VII, nhiệm kỳ 2022-2027
    Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức họp giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác
    Nghề rèn thủ công của đồng bào H’mông được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
    Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện lần thứ 10 khóa XX, nhiệm kỳ 2019 - 2024
    Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tủa Chùa: Thực hiện tốt Nghị định số 100của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
    1071-1080 of 3695<  ...  103  104  105  106  107  108  109  110  111  112  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website