• Hiệu quả mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng
  • Thời gian đăng: 13/08/2024 08:07:54 AM
  • Năm 2020, xã Mường Đun (huyện Tủa Chùa) lựa chọn thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại 2 thôn: Bản Hột và Bản Kép. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, diện tích rừng được quản lý, bảo vệ tốt, số vụ phá rừng, cháy rừng giảm. Bên cạnh đó, rừng tạo sinh kế, bảo vệ nguồn nước sản xuất nông nghiệp và tạo thu nhập ổn định cho người dân từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

    7_1cj39303093903903903.jpg

    Bà Lò Thị Thượng, thôn Bản Hột chế biến quả ré - lâm sản phụ trong rừng để tăng thu nhập cho gia đình

    Đến với các thôn Bản Hột và Bản Kép, chúng tôi thấy màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng tự nhiên trải dài trên sườn núi, ôm trọn những ngôi nhà dưới thung lũng, tạo môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây. Những cánh rừng tự nhiên có diện tích gần 750ha, với nhiều loại cây tạo thành từng tầng tán, trong đó có rất nhiều cây gỗ nghiến quý hiếm. Từ bao đời nay, rừng đã bao bọc, bảo vệ và nuôi sống con người. Do đó, các hộ dân trong cộng đồng 2 thôn đều có ý thức và trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật, nhất là tình trạng khai thác gỗ nghiến khiến rừng bị xâm phạm, loại gỗ quý ngày càng hiếm. Để bảo vệ rừng, năm 2020, UBND xã Mường Đun đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại 2 thôn: Bản Hột và Bản Kép. Mục đích xây dựng mô hình nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

    UBND xã Mường Đun tổ chức họp, triển khai chủ trương thực hiện mô hình đến tất cả các hộ dân trên địa bàn 2 thôn; tổ chức cho người dân bầu, thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng gồm 6 người và thành lập tổ bảo vệ rừng với 30 người; tổ chức cho 170 hộ dân cả hai thôn đăng ký tham gia mô hình và ký cam kết bảo vệ rừng. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền xã, ban quản lý rừng cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, văn bản pháp luật liên quan; thông báo vị trí, địa điểm, ranh giới diện tích rừng của cộng đồng trên cả bản đồ và ngoài thực địa cho người dân. Hiện nay, 100% hộ dân 2 thôn đều nắm rõ vị trí, địa điểm các khu rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Hàng tháng, hàng tuần, Ban quản lý rừng cộng đồng xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, PCCCR, kế hoạch khai thác lâm sản phụ để tổ bảo vệ rừng và người dân trong thôn tổ chức thực hiện. Nhờ đó, từ năm 2020 đến nay, số vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép tại 2 thôn: Bản Hột và Bản Kép đã giảm rõ rệt.

    Ông Vì Văn Kim, Trưởng thôn Bản Hột cho biết: Từ khi triển khai thực hiện mô hình, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt. Người dân luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với diện tích rừng được giao quản lý. Hộ nào có nhu cầu khai thác gỗ làm nhà đều viết đơn, xin ý kiến của Ban quản lý rừng cộng đồng, UBND xã, nếu được cho phép thì mới khai thác và khai thác đúng vị trí, số lượng phê duyệt. Các thành viên tổ bảo vệ rừng cộng đồng luôn làm việc trách nhiệm, nhiệt tình tham gia các buổi tuần tra, bảo vệ rừng.

    Những khu rừng tự nhiên được quản lý bảo vệ tốt đã tạo sinh kế, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp tạo thu nhập, ổn định cuộc sống người dân. Rừng cung cấp củi khô phục vụ sinh hoạt, đun nấu; lâm sản phụ và cây dược liệu. Tán rừng rộng, thảm thực vật phong phú tạo thành nhiều bãi chăn thả giúp các hộ dân phát triển chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Đặc biệt, hàng năm, cộng đồng 2 thôn đều được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ đó, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống từng bước được cải thiện.

    Ông Cà Văn Phiến, Chủ tịch UBND xã Mường Đun đánh giá: Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại 2 thôn: Bản Hột và Bản Kép đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thông qua mô hình, người dân đã hiểu tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng và lợi ích rừng mang lại cho cuộc sống. Từ đó nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thời gian tới, xã Mường Đun sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, lựa chọn và nhân rộng mô hình ra nhiều cộng đồng trên địa bàn xã.

  • Thu Trang - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm, tặng quà các đơn vị và gia đình chính sách tại huyện Tủa Chùa
    Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tủa Chùa thăm và tặng quà gia đình chính sách
    Liên đoàn Lao động huyện Tủa Chùa trao quà Tết cho đoàn viên công đoàn khó khăn
    Đồng chí Đoàn Xuân Trường trao quà Tết cho gia đình người có công với cách mạng
    Tủa Chùa đón công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương
    Lãnh đạo UBND huyện thăm và chúc Tết các gia đình chính sách trên địa bàn xã Sính Phình
    Bà Nguyễn Thị Hồng Liên - Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao quà Tết tại Tủa Chùa
    Bàn giao 05 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Sính Phình
    Kiểm toán nhà nước Khu vực VII chăm lo Tết cho người nghèo xã Sín Chải
    Sở Tài chính trao quà tại xã Sín Chải
    761-770 of 3874<  ...  72  73  74  75  76  77  78  79  80  81  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website