Theo đó, với đối tượng vay vốn để tạo đất sản xuẩt hoặc chuyển đổi nghề là: những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, bản, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và hộ nghèo (gồm cả dân tộc kinh) ở xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn. Đối với đối tượng vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn, có phương án sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh. Để được vay vốn, hộ vay phảicó tên trong danh sách chi tiết hộ gia đình được phê duyệt của Đề án theo QĐ 2085/QĐ-TTg, hộ vay cư trú hợp pháp tại địa phương, có đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ theo quy định của pháp luật và có phương án sử dụng vốn vay.Đối với người vay vốn để tạo đất sản xuất thì không được chuyển nhượng, tặng quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất và khi chưa trả nợ. Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay với phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Hội đoàn thể với mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ; Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo; thời hạn cho vay tối đa là 10 năm.
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện triển khai các chương trình tín dụng chính sách
Việc thực hiện cho vay theo Quyết định 2085/QĐ-TTg góp phần thực hiện mục tiêu của nhà nước trong việc tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống sản xuất; từng bước cải thiện nâng cao điều kiện sống cho dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng trong cả nước.