• Sắc màu văn hóa ở trường vùng cao Tủa Chùa
  • Thời gian đăng: 27/06/2024 03:05:56 PM
  • Ở huyện vùng cao Tủa Chùa, Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông (PTDTNT THPT) là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhà trường nỗ lực thực hiện bốn mục tiêu: Dạy tốt- nuôi tốt-học tốt và nhất là giữ gìn bản sắc văn hóa tốt.

    fbfehef123.jpg

    Học sinh trường Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Tủa Chùa trong giờ sinh hoạt dưới cờ.

    Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa Nguyễn Văn Huynh cho biết, đây là một ngôi trường chuyên biệt, tất cả học sinh đều nội trú. Là trường đa dân tộc với những nét văn hóa bản sắc và độc đáo, ngay từ năm học đầu cấp, nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình ngoại khóa để học sinh trong trường hiểu và nắm rõ mục tiêu chung xây dựng văn hóa nhà trường.

    Là trường đa dân tộc với những nét văn hóa bản sắc và độc đáo, ngay từ năm học đầu cấp, nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình ngoại khóa để học sinh trong trường hiểu và nắm rõ mục tiêu chung xây dựng văn hóa nhà trường.

    Bên cạnh truyền dạy kiến thức văn hóa phổ thông, Trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa tổ chức nhiều hoạt động lao động, phong trào, chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ để các em tham gia, từ đó lưu giữ và lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa của từng dân tộc.Ðiểm mạnh của nhà trường là tổ chức và duy trì các câu lạc bộ ngôn ngữ, câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc và câu lạc bộ thêu dành cho học sinh nữ, thu hút nhiều học sinh tham gia.

    Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường thành lập câu lạc bộ thêu dành cho học sinh nữ, cô giáo Vì Thị Ái, là con em đồng bào dân tộc Mông, người xuyên suốt đồng hành cùng học sinh giữ gìn văn hóa dân tộc Mông cho biết: Trẻ em nữ người Mông đến 5 tuổi đều được bà, được mẹ hướng dẫn thêu các hoa văn họa tiết của dân tộc mình. Khi sinh hoạt và học tập dưới mái trường nội trú, việc tham gia câu lạc bộ sẽ tạo sân chơi để các em có cùng sở thích thêu giao lưu, trao đổi với nhau. Không chỉ học thêu những họa tiết, hoa văn trên váy áo, các em nhanh nhẹn cập nhật xu hướng thêu mới, sáng tạo mẫu hoa văn mới trên nền họa tiết truyền thống, ứng dụng trên trang phục mặc hằng ngày.

    Ðối với nam sinh, câu lạc bộ sáo Mông, khèn Mông được các em tham gia nhiệt tình. Là con út trong gia đình có 5 anh chị em, Mùa A Tâm, học sinh lớp 11B5 tâm sự, nhà em ở xã Tả Phìn, bố mẹ em làm nông, em được bố dạy khèn từ năm lớp 9. Tham gia câu lạc bộ khèn, Tâm hướng dẫn cho các bạn làm quen với khèn, ngược lại cũng học được cách chơi khèn từ các thành viên khác.

    Sôi nổi nhất, đông thành viên tham gia nhất là câu lạc bộ ngôn ngữ với sự tham gia của thầy cô và học sinh toàn trường. Ở câu lạc bộ tiếng Thái và tiếng Mông, các thành viên học chữ, học nói, học hát bằng tiếng dân tộc. Em Lò Thị Hiền, lớp 11B4, dân tộc Thái, là thành viên câu lạc bộ tiếng Thái đã dạy các bạn phát âm tiếng Thái và những câu thường ngày hay sử dụng, đồng thời em cũng được hướng dẫn học viết chữ dân tộc mình. Song song, thầy cô giáo và học trò tham gia giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông kết hợp ngôn ngữ dân tộc, học tiếng nói các dân tộc qua các bài hát song ngữ Việt-Mông hoặc Việt-Thái, từ đó vừa truyền dạy và lưu giữ được chữ viết, vừa lan tỏa bản sắc văn hóa các dân tộc đến học sinh toàn trường, gắn kết tình thầy trò khăng khít, gần gũi hơn.

    Cũng từ các câu lạc bộ, nhiều tiết mục tham dự các hội thi Giai điệu tuổi hồng, Phù Ðổng, dân vũ đều dành các giải cá nhân và tập thể. Hằng năm, trước khi học sinh về nghỉ Tết Nguyên đán với gia đình, nhà trường sẽ tổ chức chương trình Vui Tết dân tộc. Dịp này, thêm lần nữa các em được trình diễn trang phục truyền thống, được giới thiệu văn hóa dân tộc mình qua các bài dân ca, dân vũ, các trò chơi truyền thống cũng như các món ăn…

    Ðưa tôi tham quan phòng truyền thống, cô giáo Vì Thị Ái, Bí thư Ðoàn trường chia sẻ: Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Ban Chấp hành Ðoàn trường đã phát động cuộc thi trong toàn trường. Tuy chủ đề Ðiện Biên Phủ - Khát vọng non sông khá rộng, nhưng cuộc thi là dịp để học sinh hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc cũng như lịch sử anh hùng của mảnh đất Ðiện Biên. Trong 346 bài dự thi có chất lượng tốt, nhiều bài trình bày sạch sẽ, nét chữ ngay ngắn, gọn gàng. Các em đầu tư về thời gian, công sức để tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, minh hoạ cho bài dự thi bằng những nét vẽ mộc mạc, đơn giản nhưng sống động về Chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Nhà trường sẽ lựa chọn những bài xuất sắc gửi dự thi cấp tỉnh./.

  • Hoàng Lan - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    Giao ban khối Dân vận Quý I năm 2024
    Hội nghị giao ban Khối Tư tưởng – Văn hóa – Khoa giáo Quý I/2024
    Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử lưu động tại xã Tả Sìn Thàng
    Phát huy vai trò tiên phong của người Đảng viên
    Tủa Chùa đạt thành tích cao tại Lễ hội Hoa Ban năm 2024
    Lễ phát động triển khai Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn”
    Đoàn công tác của quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thăm và làm việc tại huyện Tủa Chùa
    Tổng kết công tác Chuyển đổi số năm 2023 và sơ kết 2 năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ
    Tủa Chùa tập huấn nghiệp vụ Phòng cháy, chữa cháy năm 2024
    Tủa Chùa tổng kết Đề án làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo
    661-670 of 3865<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website