PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • An toàn an ninh mạng toàn diện vấn đề cấp thiết
  • Thời gian đăng: 25/07/2018 03:08:44 PM
  • Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng sáu năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
  • Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như: (1) Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với các mối đe dọa trên không gian mạng. (2) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. (3) Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. (4) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Do chưa xác định nội hàm sự cố an ninh mạng nên khi xảy ra các sự cố nguy hại, ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc triển khai hoạt động ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng có liên quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai các biện pháp, phương án phù hợp. (5) Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên không gian mạng. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là do nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn chưa cao, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe. (6) Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài. Không gian mạng đang ứng dụng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, sự phụ thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin xuất xứ từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra xung đột. Để tránh bị tin tặc tấn công, thu thập thông tin, hoạt động tình báo, một số sản phẩm, dịch vụ mạng cần đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định, nhất là khi các sản phẩm, dịch vụ này được sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng và an ninh quốc gia, địa điểm cơ yếu, bảo mật, chứa đựng bí mật nhà nước. (7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật. Thực trạng trên đã đặt đất nước ta trước những nguy cơ:

    Một là, sự phát triển của mạng xã hội góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động, chuyển hóa chính trị, khủng bố.

    Hai là, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo ra những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng được dự báo sẽ gây nên “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

    Ba là, các thiết bị kết nối internet ngày càng phổ biến không chỉ mang lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh mà còn có thể bị sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn.

    Bốn là, các cuộc tấn công mạng có chủ đích (Advanced Peristent Threat - APT) không chỉ có thể phá hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội.

    Thực trạng, nguy cơ trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng và ban hành văn bản luật về an ninh mạng để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  • NHĐ
  • Các tin khác:
    Tủa Chùa vận hành thử nghiệm Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã
    Tập huấn nghiệp vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
    Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội 6 tháng đầu năm 2025 tại huyện Tủa Chùa
    UBND huyện Tủa Chùa tổ chức phiên họp tháng 6 năm 2025
    Đại hội Chi bộ Bảo hiểm xã hội huyện Tủa Chùa nhiệm kỳ 2025-2030
    Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6 năm 2025
    Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam
    Hội thi xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững năm 2025
    Đại biểu HĐND huyện tiếp xúc cử tri thị trấn Tủa Chùa
    Hội nghị tập huấn nghiệp vụ uỷ thác năm 2025
    1-10 of 4210<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Dự thảo báo cáo trính trị Đại hội
  • V/v đề nghị thẩm định nội dung đơn đăng ký CDĐL “Tủa Chùa” cho sản phẩm chè Shan tuyết
  • V/v triển khai Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 13/6/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v hỗ trợ chuyển trạng thái Trang thông tin điện tử cấp xã
  • V/v nghiêm túc thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
  • V/v thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn huyện
  • V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v triển khai Nghị định số 113/2025/NĐ-CP ngày 03/6/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ.
  • V/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 2021/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội và Nghị quyết số 155/NQ-CP ngày 01/6/2025 của Chính phủ
  • HƯỚNG DẪN Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại,...
  • V/v sơ kết công tác phòng chống ma túy 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v sơ kết công tác phòng chống tội phạm và phòng chống mua bán người 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 06/6/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v quản lý hoạt động giết mổ, quy trình kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
  • V/v phối hợp xây dựng phương án sắp xếp, bố trí nhân sự, điều chuyển tài chính, tài sản của Trung tâm GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện...
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 2136/CAT-PC06 ngày 10/6/2025 của Công an tỉnh Điện Biên
  • V/v tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng các biện pháp về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện
  • V/v triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và các Nghị định hướng dẫn thi hành
  • V/v xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa...
  • V/v thực hiện các chế độ báo cáo Quý II và báo cáo 6 tháng đầu năm 2025 trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Sắc đào trên cao nguyên đá Tủa Chùa
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: