PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • “Bệnh lười học nghị quyết” - Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong nghiên cứu, học tập nghị quyết của đảng
  • Thời gian đăng: 23/01/2024 07:44:14 AM
  • Cán bộ, đảng viên lười học tập Nghị quyết của Đảng sẽ dẫn tới việc không cập nhật được thông tin mới, không nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo mới, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó có việc không thể đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

     sctuyengiao.jpg

    Ảnh minh hoạ

    Nghị quyết là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, thể hiện ý chí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống  kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Do đó, sau khi nghị quyết được ban hành, cấp ủy các cấp phải tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân, là tiền đề cho sự thành công trong tổ chức thực hiện nghị quyết, đảm bảo nghị quyết đi vào cuộc sống. 

     Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của việc học tập Nghị quyết của Đảng. Người cho rằng: "Cần nghiên cứu sâu để thấm nhuần tinh thần Nghị quyết; nghiên cứu càng sâu thì càng thêm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ càng tốt. Nhưng cán bộ thấm nhuần chưa đủ. Phải làm cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho mọi người thấy hết thắng lợi, khả năng và khó khăn của ta, thấy rõ khả năng của ta to lớn hơn khó khăn nhiều, làm sao cho mọi người vui vẻ, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, vì khi nhân dân vui vẻ, hăng hái thì mọi khó khăn sẽ vượt được".

    Bởi vì: “Nghị quyết của tổ chức Đảng là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở Đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể”. Nghị quyết của các tổ chức Đảng thường đề cập đến chủ trương, kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội, về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước.

    Như vậy, khi nói tới Nghị quyết của Đảng là những định hướng phát triển đất nước, là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, thể hiện ý chí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, sau khi nghị quyết được ban hành, cấp ủy các cấp phải tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân. Điều này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “Khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết”.  Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân, là tiền đề cho sự thành công trong tổ chức thực hiện nghị quyết, đảm bảo nghị quyết đi vào cuộc sống. Do đó, việc học tập nghị quyết của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, của hệ thống chính trị cũng như của mỗi cán bộ, đảng viên.

    Năm 2017, tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), đồng chí Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã yêu cầu: “Phải kiên quyết khắc phục “căn bệnh” ngại học, lười học nghị quyết, nhất là tình trạng khai mạc thì đông, cuối giờ thì thưa thớt lấy lý do công việc mà bỏ học nghị quyết hoặc học hình thức, chiếu lệ...”

    Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận trong thực tế, mỗi khi nhắc tới Nghị quyết hay đi học Nghị quyết phần lớn cán bộ, đảng viên thường có tâm lý “ngại”, “ngán” và học chưa nghiêm túc. Điều này cũng được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thẳng thắn nhận diện và chỉ rõ, nguyên nhân đó cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị: Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy mà một bộ phận cán bộ, đảng viên tinh thần, thái độ học tập chưa đúng đắn. Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị cũng là căn nguyên cơ bản để dẫn tới việc phá hoại tổ chức Đảng từ bên trong, làm suy yếu Đảng. Bên cạnh đó, “một số nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nội dung chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi và thiếu chế tài xử lý. Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa có quyết tâm chính trị cao; việc cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chung chung, chỉ đạo thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên;”. Do đó mà việc học tập Nghị quyết chưa thực chất, coi nhẹ tầm quan trọng của Nghị quyết trong khi các nghị quyết chính là kim chỉ nam cho hoạt động của cả một thời kỳ hoặc định hướng về những vấn đề then chốt. Chính vì điều này gây nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng học Nghị quyết của cán bộ, đảng viên.

    Trong thực tế: “Mọi công việc của Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết của Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”. Do vậy, khi đảng viên của Đảng không nắm chắc được nghị quyết của Đảng thì đó là điều rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Đảng, bởi không nắm được chủ trương đường lối của Đảng thì không thể có nhận thức và hành động đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, “kẽ hở này” sẽ khiến các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ suý cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; đồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.

    Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang tập trung mũi nhọn để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; lợi dụng những yếu kém trong công tác giáo dục lý luận chính trị, kích động, dụ dỗ, lôi kéo, cổ súy cho những hành vi, thói quen lười học tập, hòng phục vụ cho mục đích không trong sáng. Chính vì vậy, đấu tranh, phê phán, khắc phục biểu hiện lười học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên thực chất là góp phần đấu tranh làm thất bại thủ đoạn, hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của các thế lực thù địch.

    Cán bộ, đảng viên, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo không học tập, quán triệt để nắm chắc, hiểu sâu về nghị quyết của Đảng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Không học tập, nghiên cứu Nghị quyết  thì không thể hiểu và tuyên truyền cho cán bộ cấp dưới và nhân dân. Do đó, không thể triển khai thực hiện, không thể đưa được nghị quyết vào cuộc sống. Nếu cán bộ, đảng viên không học tập, nghiên cứu Nghị quyết thì cũng không thể  không đấu tranh được với các quan điểm sai trái, thù địch, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

    Để chữa căn bệnh lười học nghị quyết, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, cần đặc biệt coi trọng việc tự giác của cán bộ đảng viên và sự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng.  Việc tham gia học tập, quán triệt các nghị quyết và viết thu hoạch cá nhân phải được coi là một căn cứ đánh giá, phân loại, bình xét thi đua cuối năm của các cơ quan, đơn vị.  Bài thu hoạch của cán bộ, đảng viên sau khi được học Nghị quyết cần được đánh giá nghiêm túc về chất lượng, tránh tình trạng sao chép của nhau hoặc sao chép các bài đã đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.  

    Mặt khác, cũng cần đổi mới nội dung, phương pháp truyền đạt Nghị quyết, nhất là khắc phục tình trạng thông tin, quán triệt “chay”, nói một chiều, chất lượng báo cáo viên hạn chế…

    Chữa bệnh lười học Nghị quyết phải gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng.  Bởi lẽ, khi thuyết trình về vai trò tiên phong, miệng nói tay làm của cán bộ, đảng viên mà bản thân người đi tuyên truyền lại chưa là tấm gương sáng, thiếu niềm tin, hoặc nói một đằng làm một nẻo, thậm chí sa vào tham nhũng, đục khoét của dân thì không ai tin cả.

    Từ những lý do nêu trên, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần nêu cao trách nhiệm của mình trong việc học tập nghị quyết của Đảng, muốn vậy mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

    Thứ nhất: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

    Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc trong học tập, quán triệt các Chỉ thị nghi quyết của Đảng. Tinh thần trách nhiệm ấy thể hiện như thế nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Cần nghiên cứu sâu để thấm nhuần tinh thần nghị quyết; nghiên cứu càng sâu thì càng thêm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ càng tốt. Tinh thần trách nhiệm ấy phải thể hiện ở việc mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập Nghị quyết của Đảng, từ đó xác định việc học nghị quyết có chất lượng. Học nghị quyết yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc từ chính việc đi học tập, quán triệt nghị quyết đó là việc đảm bảo có bút, vở...ghi lại các nội dung quan trọng, ý chính của Nghị quyết khi Báo cáo viên thông tin. Trong quá trình tiếp thu các nội dung của Nghị quyết, mỗi cán bộ đảng viên cần phải nghiêm túc trong việc nghe, ghi chép các nội dung, thực hiện nghiêm việc sử dụng điện thoại di động, xử lý các công việc riêng trong giờ học tập.

    Việc nghiên cứu, học tập quán triệt Nghị quyết không chỉ qua nghe Báo cáo viên mà mỗi cán bộ, đảng viên còn cần phải dành thời gian để đọc lại Nghị quyết, nắm những ý chính, có sự vận dụng một cách thiết thực, hiệu quả vào công việc của mình nếu Nghị quyết ấy có liên quan trực tiếp, cũng như nắm vững nội dung nghị quyết để có thể vận dụng ở các công việc khác một cách hiệu quả. Việc “nghiên cứu sâu” Nghị quyết còn là sự thể hiện trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của người Đảng viên, trách nhiệm với hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó, sau mỗi buổi học Nghị quyết thường sẽ có yêu cầu việc cán bộ, đảng viên viết bài thu hoạch nghiên cứu và nhận thức về Nghị quyết. Thiết nghĩ, việc viết bài thu hoạch Nghị quyết cần thực chất, có thể viết tay hoặc đánh máy, có quy định số trang và thể thức bài nộp, song bài viết thu hoạch cần đảm bảo tính chính xác, thể hiện rõ những nội dung quan trọng của Nghị quyết đã được tiếp thu, đặc biệt cần phải có sự vận dụng hoặc liên hệ phù hợp, có sự cam kết hoặc định hướng việc sử dụng Nghị quyết ấy một cách sát hợp với tình hình thực tiễn của bản thân hay cơ quan, đơn vị mình. Sau khi học Nghị quyết, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức học tập nghị quyết thiết nghĩ cũng phải được xem là khâu quan trọng để đánh giá chất lượng của buổi học.

    Bên cạnh đó, khi các cơ quan chức năng tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về Nghị quyết thì mỗi cán bộ, đảng viên (nếu được phân công) cần phải phát huy tinh thần xung phong, trách nhiệm, tham gia có hiệu quả - đây là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên tự hoàn thiện mình, nỗ lực nghiên cứu để thấm nhuần Nghị quyết và qua đó làm việc có hiệu quả hơn chứ không phải là việc làm vô bổ, mất thời gian như ý kiến của một số người. Đồng thời, để việc học tập, quán triệt Nghị quyết một cách có hiệu quả cũng có thể đưa vào làm tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị đối với mỗi cán bộ, đảng viên, được đánh giá theo tháng, quý và năm của từng cơ quan, đơn vị.

    Quá trình nghiên cứu, học tập nghị quyết thì cần phải bảo đảm các khâu, các bước, các nhân tố của quá trình “dạy” và “học”. Để việc học Nghị quyết đảm bảo chất lượng không chỉ ở riêng phía người học mà đối với những người được giao nhiệm vụ quán triệt Nghị quyết (Báo cáo viên) cũng cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Báo cáo viên phải là những cán bộ thực sự có trình độ, năng lực, uy tín và hiểu sâu sắc về nghị quyết, có khả năng thuyết trình tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về nội dung tuyên truyền, Người yêu cầu: Nói cho ai, nói cái gì, nói như thế nào? Điều này đặt ra cho người Báo cáo viên phải xác định được đối tượng người nghe là ai, từ đó lựa chọn nội dung học tập phù hợp, trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn những vấn đề cần thiết, sát với nhiệm vụ từng cơ quan, địa phương, đối tượng có cách vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp, hình thức tuyên truyền cần được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của đối tượng người nghe. Trên tinh thần những nội dung cơ bản của Nghị quyết, cần có sự trao đổi,  thảo luận; báo cáo viên chủ yếu trang bị các vấn đề cơ bản và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Báo cáo viên cần nói đúng, đủ tránh lan man, dài dòng, có thể kết hợp và sử dụng những phương pháp tích cực trong dạy học để bài báo cáo đạt hiệu quả, tránh thuyết trình lan man, một chiều, dễ gây nhàm chán với người nghe.

    Thứ hai: lan tỏa tinh thần nghị quyết ấy vào cuộc sống, khẳng định và làmrõ tính đúng đắn của nghị quyết.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phải làm cho tinh thần nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho mọi người thấy hết thắng lợi, khả năng và khó khăn của ta, thấy rõ khả năng của ta to lớn hơn khó khăn nhiều, làm sao cho mọi người vui vẻ, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, vì khi nhân dân vui vẻ, hăng hái thì mọi khó khăn sẽ vượt được".  Khi mỗi cán bộ, đảng viên đã thấm nhuần tinh thần Nghị quyết thì cần phải lan tỏa tinh thần ấy tới toàn Đảng, đưa Nghị quyết vào cuộc sống để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của Nghị quyết.

    Vậy, làm thế nào để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống? Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên khi đã thấm nhuần nội dung Nghị quyết thì cần phải xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết một cách thiết thực, phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của nhiệm vụ được giao cũng như của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, cần phải có sự nghiêm túc, dân chủ khi tiếp thu những ý kiến đóng góp để bổ sung vào chương trình hành động của mình nhằm đảm bảo hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết để thực hiện triển khai trong thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Khi cán bộ, đảng viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả sẽ góp phần lan tỏa và khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết trong thực tiễn, qua đó tạo niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tất cả vì mục tiêu hướng tới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

    Ngoài ra, mỗi cán bộ, đảng viên có thể tận dụng mạnh mẽ ưu thế của Internet và mạng xã hội để tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng thông qua các trang Facebook, Zalo, Fanpage chính thống của các địa phương, đơn vị, điều này sẽ góp phần thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội, tạo hiệu ứng tích cực, chia sẻ trong cộng đồng xã hội. cũng là vấn đề có tính hiệu quả cao.

    Thực tiễn gần 40 năm Đổi mới vừa qua cho thấy, mỗi Nghị quyết của Đảng đều là một bước tiến của tư duy và dù nhiều ít khác nhau, Nghị quyết nào cũng góp phần làm giàu trí tuệ của Đảng bằng một lượng tri thức mới nhất định. Khi Nghị quyết đi vào cuộc sống, được kiểm nghiệm bằng chính những kết quả đạt được là sự minh chứng rõ nét cho tính đúng đắn của Nghị quyết. Muốn vậy, mỗi cán bộ đảng viên của Đảng cần phải có trách nhiệm trong thực hiện việc học tập nghị quyết, gương mẫu thực hiện và thực hiện có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta phải biến nghị quyết của Trung ương thành sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân” Thực hiện có hiệu quả công tác triển khai, học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trong mỗi cán bộ, đảng viên sẽ phát huy được sức mạnh của tinh thần yêu nước, sự thi đua trong mỗi người, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng tại mỗi địa phương, từ đó góp phần vào kết quả chung của đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đã đề ra./.

  • Ban Tuyên Giáo Huyện ủy Tủa Chùa
  • Các tin khác:
    Lãnh đạo UBND huyện thăm, tặng quà gia đình chính sách tại xã Sính Phình
    Tủa Chùa ở trong tôi
    Các cấp bộ đoàn huyện Tủa chùa hưởng ứng Ngày Chủ nhật Xanh
    Đoàn Thanh niên huyện Tủa Chùa tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
    Thanh tra tỉnh đánh giá hoạt động công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2024
    Hội nghị công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện dự án cấp điện Nông thôn từ điện lưới quốc gia lần 2
    Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người
    Dấu ấn nổi bật đánh dấu 25 năm hình thành và phát triển Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè
    Thị trấn quyết liệt thực hiện việc thu nhận Căn cước, định danh điện tử
    361-370 of 3880<  ...  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  ...  >
  • V/v triển khai Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
  • V/v phối hợp tri n h i th n tin tu n tru n tu n dụn l o độn tr n đị bàn hu ện Tủ Chù đi làm việc tại C n ty TNHH May Tinh Lợi
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 2396/QĐ-UBND ngày 30/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
  • V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Sởi trên địa bàn huyện
  • V/v triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường Nhà nước năm 2025
  • V/v phối hợp tri n h i th n tin tu n tru n tu n dụn l o độn tr n đị bàn hu ện Tủ Chù vào học n h và bố trí việc làm s u học n h
  • V/v giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi)
  • V/v triển khai thực hiện Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 03/10/2024 của Văn phòng Chính phủ
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực...
  • V/v triển khai thực hiện Nghị định số 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • V/v lấy ý kiến tham gia đề xuất quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp.
  • V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ trên địa bàn huyện.
  • V/v triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xác định Chỉ số CCHC của UBND huyện và cung cấp danh sách đại biểu HĐND cấp huyện, cán...
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ
  • V/v tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống Thông tin cơ sở trên địa bàn huyện
  • V/v tiếp tục tăng cường công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024-2025 trên địa bàn huyện.
  • V/v báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng năm 2024 và kế hoạch năm 2025 các công trình thuỷ lợi, kè chống xói lở, cấp nước sinh...
  • V/v khai thác thông tin tại Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia
  • V/v chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính
  • V/v báo cáo tình hình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2024.
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: