PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • Chia sẻ kết quả đánh giá kết thúc Dự án phát triển kinh tế cho người nghèo tỉnh Điện Biên trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
  • Thời gian đăng: 22/08/2019 10:22:17 PM
  • Sáng ngày 19/8, tại hội trường Huyện ủy, Ban quản lý Chương trình vùng Tủa Chùa đã tổ chức họp chia sẻ kết quả đánh giá kết thúc dự án Phát triển sinh kế cho người nghèo tỉnh Điện Biên trên địa bàn huyện Tủa Chùa với sự tham gia của đại diện các đơn vị: Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, UBND các xã mục tiêu và thành viên đoàn đánh giá, nhân viên Chương trình vùng Tủa Chùa. Đ/c Hoàng Tuyết Ban - Phó Chủ tịch UBND huyện dự và phát biểu chỉ đạo.
  • ANSK1.jpg

    Bà Hoàng Thị Yến - Chuyên viên Chương trình sinh kế - Tổ chức TNTG Việt Nam - Trưởng nhóm đánh giá tại huyện Tủa Chùa chia sẻ các phát hiện

    ANSK2.jpg

    ANSK3.jpg

    ANSK4.jpg

     Các đại biểu tham gia cuộc họp chia sẻ, đóng góp ý kiến cho

    ANSK5.jpg

     Đ/c Hoàng Tuyết Ban - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

    Tại huyện Tủa Chùa, nhóm đánh giá đã tiến hành 18 cuộc phỏng vấn cá nhân, 6 cuộc thảo luận nhóm và thăm 08 hộ hưởng lợi trực tiếp. Tổng cộng có 93 người tham gia cung cấp thông tin, 25 nam và 68 nữ. Sau hơn 2 năm triển khai từ 01/08/2017 tới nay dự án đã đạt được một số những kết quả quan trọng.

    Về thành tựu: Dự án nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo UBND huyện với các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã; 100% các chỉ số cấp độ mục tiêu, kết quả và đầu ra của dự án đều đạt và vượt chỉ tiêu; tất cả các chỉ số của dự án được theo dõi thông qua hệ thống sổ sách, hệ thống trực tuyến được cập nhật đầy đủ và thường xuyên.

    Về hiệu quả: Hỗ trợ bò giống phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và phương thực chăn nuôi của người dân: Dự án tiến hành thành lập 38 nhóm với 543 hộ (tỷ lệ hộ nghèo là 425/543 hộ), hỗ trợ vật liệu xây dựng cho 303 hộ làm chuồng bò; 227 con bò cái giống sinh sản, tỷ lệ sống và phát triển khỏe mạnh đạt 99,5% (226/227 con), 41 bê con được sinh ra, có 6 bò mẹ đã luân chuyển cho hộ thứ 2 (3 hộ ở Bản Hẹ 1 – xã Xá Nhè, 1 hộ Đội 10, 02 hộ Đông Phi 1 xã Mường Báng). Như vậy sau 2 năm triển khai dự án đã góp phần giúp cho 232/543 hộ gia đình có cơ hội tăng tài sản góp một phần để thoát nghèo. Mô hình nhóm Tiết kiệm& Tín dụng do cộng đồng tự quản cho thấy thay đổi thói quen về thực hành tiết kiệm của người dân và tạo được nguồn vốn vay đơn giản, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, đóng góp vào việc cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nghèo thông qua cung cấp tốt hơn cho trẻ. Có 38 nhóm với 543 thành viên tham gia. Tiền góp tiết kiệm bình quân tăng từ 44.300 đồng/thành viên (tháng 8/2017) tới 58,618 đồng/thành viên (tháng 8/2019). Tỷ lệ góp tiết kiệm thường xuyên đạt 89,0 % (485/543 hộ). Tổng tiền tiết kiệm đạt trên 350 triệu đồng, có hơn 300 lượt hộ gia đình được vay vốn với số tiền bình quân 788.000 đồng/lượt vay.

    Về bền vững: Sự tham gia trực tiếp của người dân trong quá trình lựa chọn giống vật nuôi góp phần nâng cao trách nhiệm và minh bạch của dự án.Tính làm chủ của người dân được thúc đẩy thông qua sự tham gia của dự án như đóng góp 10% tiền mua con giống, trực tiếp chọn giống, đóng góp các vật liệu sẵn có để làm chuồng trại; Cách thực hiện dự án thể hiện sự đồng bộ khi hộ được hỗ trợ bò giống thì được hỗ trợ vật liệu làm chuồng trại chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại, trồng cỏ, xử lý chất thải chăn nuôi, phòng trị bệnh, tủ thuốc thú y.

    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án còn một số hạn chế như: Thời gian thực hiện dự án quá ngắn để nhìn thấy sự thay đổi thực sự cho mục tiêu của dự án, trước mắt chỉ nhìn thấy sự thay đổi đầu gia súc của hộ gia đình tham gia vào hưởng lợi; Việc xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi chưa được đảm bảo; Bảo quản và dự trữ thức ăn trong mùa khô còn hạn chế: chưa có thói quen tích trữ thức ăn, kỹ thuật ủ thức ăn xanh dự trữ trong mùa đông, trong khi mùa mưa thì rất nhiều cỏ.Chất lượng đàn bò giống chưa được đảm bảo (chưa quản lý được đực giống, bò động dục)

    Dự án phát triển kinh tế cho người nghèo là một dự án triển khai thiết thực và hiệu quả để góp phần giúp các hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện Tủa Chùa thoát nghèo bền vững. Nhóm đánh giá sẽ hoàn thiện báo cáo chính thức gửi tới các đối tác địa phương và Văn phòng tài trợ trong tháng 9/2019.

  • Xuân An - Chương trình vùng Tủa Chùa
  • Các tin khác:
    Tủa Chùa vận hành thử nghiệm Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã
    Tập huấn nghiệp vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
    Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội 6 tháng đầu năm 2025 tại huyện Tủa Chùa
    UBND huyện Tủa Chùa tổ chức phiên họp tháng 6 năm 2025
    Đại hội Chi bộ Bảo hiểm xã hội huyện Tủa Chùa nhiệm kỳ 2025-2030
    Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6 năm 2025
    Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam
    Hội thi xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững năm 2025
    Đại biểu HĐND huyện tiếp xúc cử tri thị trấn Tủa Chùa
    Hội nghị tập huấn nghiệp vụ uỷ thác năm 2025
    1-10 of 4210<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Dự thảo báo cáo trính trị Đại hội
  • V/v đề nghị thẩm định nội dung đơn đăng ký CDĐL “Tủa Chùa” cho sản phẩm chè Shan tuyết
  • V/v triển khai Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 13/6/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v hỗ trợ chuyển trạng thái Trang thông tin điện tử cấp xã
  • V/v nghiêm túc thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
  • V/v thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn huyện
  • V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v triển khai Nghị định số 113/2025/NĐ-CP ngày 03/6/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ.
  • V/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 2021/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội và Nghị quyết số 155/NQ-CP ngày 01/6/2025 của Chính phủ
  • HƯỚNG DẪN Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại,...
  • V/v sơ kết công tác phòng chống ma túy 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v sơ kết công tác phòng chống tội phạm và phòng chống mua bán người 6 tháng đầu năm 2025
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 06/6/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v quản lý hoạt động giết mổ, quy trình kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
  • V/v phối hợp xây dựng phương án sắp xếp, bố trí nhân sự, điều chuyển tài chính, tài sản của Trung tâm GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện...
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 2136/CAT-PC06 ngày 10/6/2025 của Công an tỉnh Điện Biên
  • V/v tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng các biện pháp về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện
  • V/v triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và các Nghị định hướng dẫn thi hành
  • V/v xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa...
  • V/v thực hiện các chế độ báo cáo Quý II và báo cáo 6 tháng đầu năm 2025 trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Sắc đào trên cao nguyên đá Tủa Chùa
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: