|
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh huyện Tủa Chùa được coi là cầu nối chuyển tải, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến các hội viên cưucj chiến binh nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội viên Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Tủa Chùacó 13 Hội cơ sở trực thuộc (12 cơ sở hội thuộc xã, thị trấn và 01 hội khối 487 cơ quan) với 1.556 hội viên Cựu chiến binh. Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn huyện. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân nói chung, hội viên Cựu chiến binh nói riêng. Ban thường vụ, Thường trực Hội CCB huyện luôn bám sát các nội dung ủy thác, văn bản của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện chỉ đạo các Hội CCB cơ sở nhận ủy thác, để chỉ đạo trực tiếp các TK&VV trực thuộc Hội quản lý thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác, đúng chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước, của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hội thường xuyên đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ tới hội viên, Nhân dân trên địa bàn, bằng nhiều hình thức như lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi hội, hội nghị thôn bản, tổ dân phố. Đến nay (tháng 5/2024) có 7 xã và thị trấn với 45 tổ tiết kiệm và vay vốn (trong đó có 14 tổ TK&VV do hội viên CCB làm tổ trưởng) do Hội CCB huyện quản lý đã thực hiện nhận ủy thác với NHCSXH huyện. Thực hiện ủy thác cho vay với 13 món chương trình tín dụng; Tổng nguồn vốn vay từ NNCSXH đến tháng 5/2024 tổng dư nợ trên 105 tỷ đồng cho 1779 hộ vay (trong đó có 855 gia đình hội viên CCB vay), nợ quá hạn còn 102 triệu đồng = 0,10%. , cùng với việc làm cầu nối để hội viên và bà con Nhân dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách một cách nhanh nhất, Hội CCB huyện còn tích cực phối hợp với các ngành, tổ chức được các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho lao động nông thôn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; Như chăn nuôi trâu, bò, gà vịt, nuôi cá lồng... phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu của thị trường, vì vậy nhiều hội vien và Nhân dân đã có thu nhập ổn định. Từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, thu hút hội viên và Nhân dân tham gia thực hiện chuyễn đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyễn đổi cơ cấu theo mùa vụ, tham gia và các mô hình kinh tế tổng hợp, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả từ nguồn vốn vay, nhiều hội viên đạt mức thu nhập cao ổn định thoát nghèo vươn lên làm giàu; Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện đã tạo điều kiện và động lực khích lệ hội viên, Nhân dân mạnh dạn đầu tư, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp điển hình như; Cựu chiến binh Điêu Chính Dính, Tổ dân phố Tân Phong, thị trấn Tủa Chùa với mô hình nuôi Lợn thương phẩm, nuôi Dúi sinh sản, thương phẩm kết hợp với nuôi gia cầm, làm đậu phụ cho thu nhập trên 50 triệu đồng trên/ năm;
Ông Lò Văn MuônTrưởng ban Công tác Mặt trận, là tổ trưởng tổ TT&VV tổ dân phố Tân Phong nói anh Điêu Chính Dính thuộc hộ vay vốn do Hội CCB thị trấn quản lý vay vốn NHCS làm ăn có hiện quả, là một gương sáng của chi hội CCBtổ dân phố Tân Phong, là tổ viên nhưnganh Dínhdám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,thực hiện tốt việc trả gốc và lãi đúng hạn, xứng đáng là một điển hình tiêu biểu cho Nhân dân trong tổ dân phố Tân Phong và hội viên CCB học tập cách làm ăn phát triển kinh tế của Anh Điêu Chính Dính.
Ông Đỗ Trung Thành,Chủ tịch Hội CCB huyện Tủa Chùa cho biết: Qua kiểm tra các tổ chức hội cơ sở nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm vay vốn, các thành viên dư nợ tại các tổ cho thấy: Nhìn chung các hộ vay sử dụng đúng mục đích và trả nợ gốc, lãi đúng hạn. qua đó nổi lên vai trò tổ chức Hội cơ sở, tổ trưởng và trách nhiệm người quản lý, duy trì các tổ vay vốn đã được phát huy, nhiều Hội và tổ TKVV đã có các biện pháp hiệu quả, góp phần hạn chế giảm tỷ lệ nợ quá hạn so với những năm trước.Từ nguồn vốn vay của NHCS XH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn Hội từ chỗ năm 2022 là 465 hộ thì đến nay còn 365 hộ, hộ khá giàu tăng dần theo từng năm. Thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục phối hợp với NHCSXH huyện làm tốt công tác ủy thác nguồn vốn. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, đảm bảo 100% nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Tiếp tục giám sát chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, về tín dụng chính sách xã hội, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện tập trung xử lý nợ đến hạn. Coi trọng công tác thu gốc, thu lãi, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực vận động cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, để hội viên và bà con Nhân dân có vốn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo các Hội cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ TK&VV, đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả. Tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban, giải ngân với NHCSXH huyện theo định kỳ, thực hiện tốt các nội dung ủy thác, tập trung công tác quản lý các tổ TK&VV. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách ưu đãi theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội; Kết luận 06- KL/TW ngày 10/6/2022 về triển khai chỉ thị 40 của Ban bí thư trung ương Đảng; Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình làm ăn kinh tế sử dụng vốn tín dụng chính sách mang lại hiệu quả cao.Vận động các khách hành vay vốn gửi tiết kiệm thông qua tổ TKVV, tuyên truyền vận động hội viên,Nhân dân tham gia gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng CSXH huyện nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện.