PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • Cuộc sống của người dân ở ngã 3 sông Đà
  • Thời gian đăng: 13/12/2022 07:42:26 AM
  • Nơi ngã ba con sông Đà hùng vĩ, vùng tiếp giáp 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, thuộc địa phận xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) có một dòng tộc người Dao đã định cư, sinh sống từ nhiều đời. Năm tháng qua đi, dòng sông Đà giống như nhân chứng chảy qua miền huyền thoại, với bao hoài niệm từ thủa sinh cơ lập nghiệp đến những đổi thay của đồng bào Dao hôm nay.

    Dao_0154.jpg

    Cuộc sống của đồng bào Dao ở bến Huổi Lóng

    Bên dòng sông đã gắn bó cả đời ông cha mình, bà Phàn Thị Ọi (thôn 2, xã Huổi Só) kể cho chúng tôi nghe về lịch sử thiên di, và cuộc sống của người Dao trên mảnh đất này: “Những người Dao đầu tiên đi tìm nơi dựng bản cho dòng tộc, khi đến nơi đây phát cỏ cây vô tình đánh rơi chiếc bao đựng dao xuống suối, lúc nhặt lên thì cá đã chui đầy bao. Khi đó vùng đất này cũng có những cây mía dài tới 10 gióng. Nhận định đó là vùng đất giàu tiềm năng, có thể nuôi sống được dòng tộc nên người Dao quyết định dừng lại dựng nhà, lập bản.”

    Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là xu thế hội nhập, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Dao đã có sự thay đổi, giao thoa để phù hợp hơn với nhịp sống. Song, không vì vậy mà văn hóa đặc trưng của đồng bào bị lãng quên. Bản sắc dân tộc vẫn đang được lưu giữ trong những bộ trang phục, nếp sinh hoạt, những phong tục tập quán từ ngàn xưa, thể hiện triết lý sống cao đẹp.

    Men theo con đường nhỏ uốn lượn dẫn vào các bản người Dao ở xã Huổi Só, chúng tôi gặp từng nhóm phụ nữ trong trang phục truyền thống áo chàm, thêu bằng chỉ đỏ, chỉ xanh và đính các dải tua se bằng sợi tơ tằm màu hồng ở cổ, buông xuống tôn thêm sắc hồng tươi tắn cho gương mặt người phụ nữ; cổ áo và tay áo được may viền vải màu tím. Trên đầu các chị em còn đội khăn vuông vải đen, đeo các loại trang sức, khuyên tai, vòng tay, vòng cổ…

    Theo bà Phàn Thị Ọi, người phụ nữ Dao vừa phản ánh cái đẹp, vừa là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa. Những bộ trang phục truyền thống không chỉ là thước đo cho sự khéo léo, cần mẫn, óc sáng tạo phong phú, tâm hồn lạc quan của người phụ nữ mà còn thể hiện trách nhiệm của họ đối với gia đình, cộng đồng. Bên khung cửi luôn rộn tiếng thoi đưa, các chị em đều tự tay làm từng bước, từ se sợi dệt vải, rồi sau đó mới cắt, may, thêu hoa văn…Cứ thế, từ đời này truyền sang đời khác để lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa của dân tộc.

    Trong ngày tết cổ truyền dân tộc Dao, mỗi gia đình người Dao ở Huổi Só đều có tục lệ gói bánh chưng đen do cha ông truyền lại. Những chiếc bánh có màu đen đặc trưng làm từ gạo nếp nương ngâm với nước cốt tro, là biểu hiện mùa màng bội thu, đời sống của con người no ấm. Truyền thống dâng bánh chưng đen cúng tổ tiên, ngoài ý nghĩa cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, còn thể hiện tấm lòng biết ơn, hiếu thuận của con cháu.

    Sau cuộc di dân vì dòng điện quốc gia, năm 2011, Thủy điện Sơn La dẫn dòng, tích nước, sông Đà đoạn qua địa phận xã Huổi Só dài hơn 30km giờ mênh mông nước. Cuộc sống của đồng bào Dao nơi đây như được “bồi” thêm sức sống từ việc đánh bắt thủy sản, phát trển kinh tế, giao thương sông nước…

    Đứng trên bến Huổi Lóng vào một chiều cuối năm, dưới cái nắng vàng nhẹ trải đều như rót mật, sóng vỗ nhè nhẹ vào mạn những con thuyền đang nằm nối dài đợi chất hàng, khung cảnh tấp nập kẻ bán, người mua huyên náo một góc hồ… Chủ tịch UBND xã Huổi Lóng - Tẩn A Đạt xúc động nói: “Huổi Só bây giờ thay đổi thật rồi! Không như trước đây cuộc sống của người dân quanh năm chỉ trông vào mấy mảnh lúa, nương ngô. Bây giờ có lợi thế “cận giang” mà nghề đánh bắt tôm, cá phát triển. Đường thủy thuận lợi cũng là điều kiện tốt để “kích cầu” mua sắm thuyền, bè. Chả thế, các hộ ở đây đều chung nhau đầu tư làm vó bè cỡ lớn khai thác thủy sản, đóng cả xuồng, thuyền dịch vụ để vận chuyển hàng hóa”.

    Anh Tẩn A Đành, bản Can Hồ, xã Huổi Só - người có thâm niên lái xuồng chở thuê từ trước khi xây Thủy điện Sơn La, nay cũng đầu tư vó bè bắt cá, cho biết: “Bây giờ nhiều người đánh bắt nên cá không nhiều như ngày mới dâng nước, mỗi đêm kéo được khoảng 5 - 10kg cá, tôm các loại, đêm nào may mắn có thể kéo được vài chục ki-lô-gam. Bình quân mỗi đêm kéo vó cũng thu nhập từ 3 - 5 trăm nghìn đồng. Tôm, cá được lái buôn thu mua tại bến sông từ sáng sớm rồi ngược lên tiêu thụ ở thị xã Mường Lay hoặc xuôi dòng xuống Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La). Cũng có người từ trung tâm huyện vào mua về bán tại chợ huyện.”

    Cuộc sống ngày càng khởi sắc và thay đổi hơn với những bản tái định cư người Dao ven sông Đà còn là khi chợ phiên cụm xã Huổi Só được mở ra, họp 3 phiên/tháng. Những ngày phiên chợ, người dân mang ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi để bán và mua lại những mặt hàng thiết yếu: Mắm muối, mì tôm, quần áo, giày dép, bột giặt, nông cụ, vật dụng sinh hoạt… Anh Phàn A Chính, thôn 1, xã Huổi Só kể: Chợ phiên ở đây không chỉ là sự phấn khởi của riêng anh mà còn là niềm vui chung của bà con nơi đây. Bởi có chợ mọi người sẽ không còn phải đi mấy chục cây số về thị trấn Tủa Chùa hay chèo thuyền sang xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) mới mua được thực phẩm, đồ sinh hoạt nữa. So với những phiên chợ ở xã khác, hàng hóa về đây cũng không thiếu thứ gì nên những ngày chợ mở, mọi người trong bản lại rủ nhau đi chợ, có tiền thì mua, không có tiền thì đi chơi, đi xem chợ cũng vui.

  • Hoàng Lan - Trung tâm VH - TT - TH
  • Các tin khác:
    Hội nghị tổng kết công tác Thi đua, Khen thưởng năm học 2024-2025
    Phát động sáng kiến dinh dưỡng đủ đầy
    Hội nghị Báo cáo viên Quý II/2025
    Họp Ban chỉ đao xóa nhà tạm, nhà dột nát
    Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tủa Chùa đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội
    Đồng chí Bí thư Huyện Ủy kiểm tra tiến độ làm nhà cho hộ nghèo tại xã Xá nhè
    Ủy ban MTTQVN huyện Tủa Chùa: Bàn giao tiền hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết từ Quỹ “Vì người nghèo” huyện cho hai hộ nghèo tại xã Mường Báng
    Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
    Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác sắp xếp, chỉnh lý tài liệu lưu trữ cơ quan
    HĐND huyện làm việc với UBND huyện
    1-10 of 4100<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • V/v triển khai thực hiện Nghị định số 98/2025/NĐ-CP ngày 06/5/2025 của Chính phủ
  • V/v triển khai hướng dẫn thu hồi khoáng sản nhóm III, nhóm IV từ hoạt động cải tạo, xây dựng công trình trên đất ở, đất nông nghiệp của hộ gia đình,...
  • V/v gửi báo cáo, xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
  • V/v quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 105-KL/TW ngày 04/12/2024 của Bộ Chính trị
  • V/v tăng cường kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • V/v hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2025 trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
  • V/v triển khai thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn huyện.
  • V/v báo cáo kết quả rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Tủa...
  • V/v bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở trên địa bàn huyện.
  • V/v triển khai lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VNeID
  • V/v phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện
  • V/v xin ý kiến tham gia dự thảo Tờ trình về việc xin chủ trương điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn...
  • V/v rà soát, thống kê, phân loại, bàn giao tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
  • V/v báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp...
  • V/v đôn đốc tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện.
  • V/v xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
  • V/v hướng dẫn bổ sung phương án xử lý tài chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện khi thực hiện tổ chức lại ĐVHC các cấp
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 48/CV-BCĐTKNQ18 ngày 03/5/2025 của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ.
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 06/5/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 3565/VPCP-KGVX ngày 24/4/2025 của Văn phòng Chính phủ
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Sắc đào trên cao nguyên đá Tủa Chùa
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: