PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • Tủa Chùa - Một điểm đến, nhiều trải nghiệm
  • Thời gian đăng: 27/08/2019 03:57:29 PM
  • Có lẽ, không vùng đất nào của tỉnh Điện Biên có những nét đặc sắc mang đậm vẻ đẹp Tây Bắc như Tủa Chùa. Tủa Chùa - nơi địa hình có đến 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, núi đá vôi, độ dốc lớn, ít sông, suối khiến người ta liên tưởng ngay đến sự khắc nghiệt, cằn cỗi. Song miền đất này được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm; cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ với rừng thông và quần thể chè Tuyết Shan cổ thụ quý hiếm, hệ thống hang động và ruộng bậc thang tuyệt đẹp, lòng hồ sông Đà đẹp nên thơ được ví như vịnh Hạ Long giữa lòng Tây Bắc. Tủa Chùa còn được biết đến là địa danh cách mạng; là địa bàn cư trú của cộng đồng 07 dân tộc anh em thân thiện, mến khách; là nơi lưu giữ những nét văn hóa độc đáo, riêng có mang vẻ đẹp Tây Bắc đích thực đó là: không gian văn hóa chợ phiên, lễ hội dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ... Tủa Chùa hứa hẹn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
  • Ở mỗi thời điểm, mỗi mùa trong năm Tủa Chùa có vẻ đẹp riêng nhưng đẹp nhất vẫn là khoảng thời gian từ tháng 9 dương lịch năm trước tới tháng 5 dương lịch năm sau. Vào thời điểm này, lên Tủa Chùa du khách được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành; được thả tầm mắt ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vào vụ lúa chín với nhiều gam màu tuyệt đẹp không thua kém gì thung lũng ruộng bậc thang của Tú Lệ (Yên Bái); những rừng đá tai mèo ngút ngàn hết tầm mắt tại các xã Phía Bắc không khác gì cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Lên Tủa Chùa vào mùa xuân, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị tại các lễ hội xuân của đồng bào dân tộc Mông; được ngắm nhìn và thỏa sức chụp ảnh cùng hoa đào, hoa mậm, hoa ban; được chiêm ngưỡng và trải nghiệm săn mây để có những tấm hình đẹp và độc đáo nhất.

    DUNGDL1.jpg

     Rừng mận Sính Phình (ảnh: Vũ Anh Kim)

    Nếu chọn thị trấn Tủa Chùa là điểm đầu tiên của hành trình, xuất phát về phía Nam của huyện cách khoảng 15 km theo hướng Mường Báng - Xá Nhè ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể hang động đẹp nhất nhì Tây Bắc; quần thể hang động đã được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia: hang động Xá Nhè, hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè) với hệ thống thạch nhũ, măng đá đẹp, lòng hang rộng, vòm hang cao, nhiều ngõ ngách sẽ đem tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.

    DUNGDL2.jpg

    Hang động Khó Chua La, xã Xá Nhè (ảnh: Facebook Vẻ đẹp Tủa Chùa)

    Cách quần thể hang động Xá Nhè - Khó Chua La khoảng trên 1km là chợ phiên Xá Nhè. Đây là một trong số ít chợ phiên hiện còn tồn tại trên vùng Tây Bắc nói riêng, trên cả nước nói chung; chợ họp vào ngày mão, ngày dậu trong tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản đặc trưng vùng miền mà còn là không gian văn hóa, nơi giao lưu, gặp gỡ của bà con đồng bào các dân tộc.

    DUNGDL3.jpg

    Một góc chợ phiên (ảnh tư liệu)

     Tiếp tục đi về phía Nam, trong hành trình khám phá Tủa Chùa trên con đường Mường Đun - Tủa Thàng, nếu đến vào dịp mùa xuân chúng ta sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp như thơ của những rừng hoa ban cổ thụ; những nếp nhà sàn của đồng bào thái tại các khu tái định cư Tả Huổi Tráng, Huổi Trẳng bên bờ sông Đà ẩn hiện trong sương.

    DUNGDL4.jpg

    Rừng hoa ban xã Xá Nhè (ảnh: Facebook Vẻ đẹp Tủa Chùa)

    Sông Đà đoạn đi qua địa phận Tủa Chùa có chiều dài khoảng 50 km chảy qua xã Tủa Thàng, Huổi Só, Sín Chải. Từ bến Huổi Trẳng ta có thể xuôi dòng đến địa phận huyện Quỳnh Nhai - Sơn La hoặc ngược dòng về phía thượng nguồn để tiếp tục hành trình khám phá Tủa Chùa. Trong tiềm thức của rất nhiều người Việt Nam, Đà giang là dòng sông lắm thác, nhiều ghềnh với những vách đá 2 bên bờ dựng đứng; vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vỹ ấy của dòng sông Đà ăn sâu trong tâm thức của chúng ta qua những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Hình ảnh hung hãn, hiểm trở của ghềnh thác sông Đà mãi mãi qua đi thay vào đó là ba hồ tích nước mênh mông (hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu), với hàng trăm đảo, bán đảo len lỏi giữa đại ngàn xanh thẫm, dưới chân những khối cao sơn sừng sững, phủ mây, soi bóng xuống lòng hồ xanh biếc, êm ả.

    DUNGDL5.jpg

     Một thoáng lòng hồ Sông Đà (ảnh: Hoàng Hải Giang)

     Du lịch trải nghiệm lòng hồ sông Đà sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng khó phai mờ; mỗi lần đến là một trải nghiệm thú vị, mới mẻ. Nếu có thời gian lưu lại ở đây bạn có thể chọn hình thức homestay tại các thôn văn hóa ngay bên bờ sông như thôn Huổi Trẳng (xã Tủa Thàng) hoặc thôn Huổi Lóng (xã Huổi Só) với view đẹp nhìn ra mặt hồ. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức các sản vật đặc trưng của vùng cao như: gà xương đen, cá sông Đà, lợn con cắp nách, măng, các loại rau rừng... với cách chế biến và gia vị đậm đà hương vị Tây Bắc. Nếu thực sự muốn trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên bạn có thể chọn hình thức tự do lưu trú trên các đảo hoặc bán đảo ở lòng hồ; để có trải nghiệm này, bạn nên chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết như nước sạch, đồ ăn, đèn, túi ngủ... Thực sự thú vị khi trải nghiệm nghỉ đêm tại khách sạn ngàn sao, ăn đồ tự chế, đốt lửa, cắm trại, trải nghiệm câu cá, cất vó tôm... và đón bình minh ở nơi mênh mông sông nước.

    Tại xã Huổi Só có hai phiên chợ mới được hình thành là chợ ở bến Thôn 1, họp vào các ngày mùng 5, 15, 25 hàng tháng và chợ bến Huổi Lóng họp vào ngày mùng 6, 16 và 26 hàng tháng. Chợ sông là nơi giao thương chủ yếu của nhân dân các xã ven sông Đà thuộc các huyện Tủa Chùa, Sìn Hồ (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La).

          DUNGDL6.jpg

    Một góc chợ tại bến sông thôn 1, xã Huổi Só (ảnh tư liệu)

    Tiếp tục hành trình khám phá Tủa Chùa; từ Huổi Só sang Sín Chải - xã cuối cùng phía Bắc của huyện, nằm trên tỉnh lộ 140 thuộc địa phận huyện Tủa Chùa nơi đây nổi tiếng bởi đặc sản chè Tuyết Shan cổ thụ và rượu Mông Pê - thứ thức uống truyền thống được chưng cất từ ngô lên men bằng lá rừng sóng sánh như mật ong. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm vươn mình giữa ngút ngàn mây núi; được nhâm nhi li trà nóng hoặc chén rượu ngô bên bếp than hồng giữa cái lạnh se se của Sín Chải ngay cả giữa mùa hè.

    Từ Sín Chải ngược tỉnh lộ 140 ta đến với xã Tả Sìn Thàng nơi đây nổi tiếng bởi có chợ phiên lâu đời nhất nhì vùng Tây Bắc. Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm. Sáu ngày họp một phiên, đây là nơi trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình). Chợ phiên cũng là nơi thể hiện đậm nét màu sắc văn hóa các dân tộc vùng cao trong khu vực. Chợ Tả Sìn Thàng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét độc đáo của chợ phiên vùng cao, với trang phục rực rỡ của bà con dân tộc, các sản phẩm bày bán phần lớn là các mặt hàng nông sản thực phẩm của địa phương như hoa quả, rau măng, khoai, sắn, gạo, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, cá suối, lợn, gà, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống, các loại chỉ màu, phẩm nhuộm và các sản phẩm được làm từ thứ vải dệt rất bền và đẹp. Đó còn là các dãy hàng bán xôi nhiều màu đặc trưng của vùng đất này. Ngoài rượu Mông Pê, thịt dê và chè Shan Tuyết cũng là đặc sản nổi tiếng ở Tả Sìn Thàng. Ở vùng đất này hiện có khoảng gần 4.000 cây chè Shan Tuyết cổ thụ, đường kính có cây lớn phải vài người ôm như ở Sín Chải.

    Cách Tả Sìn Thàng 10 km về phía Nam, dọc tỉnh lộ 140 là xã Tả Phìn, nơi đây nổi tiếng bởi cao nguyên đá tai mèo ngút ngàn tầm mắt không kém gì cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).

    DUNGDL7.jpg

    Một góc cao nguyên đá Tả Phìn (ảnh: Hoàng Hải Giang)

     Nằm trong cao nguyên đá Tả Phìn, thành Vàng Lồng được xây dựng cách đây gần 3 thế kỷ, là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, là một di sản văn hóa cổ của dân tộc Mông vùng núi Tây Bắc. Cái tên "Vàng Lồng" do Vàng Chống Cáng thành đặt, "Vàng" là thành của họ Vàng, theo tiếng Mông "Vàng" nghĩa là vua, "Lồng" có nghĩa là một vòng tròn, thành Vàng Lồng được dựng thành một vòng tròn khép kín có chu vi khoảng 440 m, với 2 cửa (cửa chính nằm ở phía Bắc chạy dài đến ngã ba xã Tả Phìn, cửa phụ nằm ở phía Đông giáp khu vực đường đi xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, hiện tại 2 cửa thành đã bị phá hủy). Xây dựng lợi dụng tối đa địa hình tự nhiên vì thế tường thành có đường nét uốn lượn mềm mại. Nguyên liệu xây dựng thành chủ yếu là đá với phương thức ghè, đẽo hoàn toàn bằng thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép đá tinh xảo tạo thành mặt phẳng; thành cao trung bình 2m, mặt thành rộng 1m được xây dựng trong khoảng 9 năm.

              Thiên nhiên quả thực ưu ái Tả Phìn, ngoài cao nguyên đá và thành Vàng Lồng nổi tiếng, xã Tả Phìn có cánh đồng Chiếu Tính - một trong những cánh đồng lớn, phì nhiêu nhất của huyện Tủa Chùa. Cánh đồng Chiếu Tính là cánh đồng ruộng bậc thang đặc trưng của vùng núi, là sản phẩm của trí tuệ và sức lao động phi thường của nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Mông.

    DUNGDL8.jpg

    Cánh đồng chiếu Tính (ảnh Hoàng Hải Giang)

    Từ Tả Phìn, theo đường liên xã chúng ta tới 2 xã khó khăn nhất nhì của huyện: Lao Xả Phình và Trung Thu. Tới thời điểm hiện tại đây là 2 xã duy nhất chưa có đường nhựa tới trung tâm xã nhưng bù lại những vất vả trên đường đi bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bởi cảnh vật đẹp nên thơ và sự thân thiện, hồn hậu, mến khách của người dân bản xứ. “Lên Trung Thu ngắm rừng thông xanh” – rừng thông tại xã Trung Thu đẹp và cổ thụ không thua kém rừng thông Đà Lạt hay rừng thông Bản Áng – Mộc Châu (Sơn La); khí hậu tại Trung thu vô cùng mát mẻ, rất thích hợp để du lịch khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

    DUNGDL9.jpg

    Một góc rừng thông xã Trung Thu (Ảnh Hoàng Hải Giang)

    Ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, khí hậu của các xã Phía Bắc của huyện Tủa Chùa nói chung, xã Trung Thu nói riêng quanh năm mát mẻ. Trung thu còn được biết đến là một trong những địa danh săn mây đẹp nhất vùng Tây Bắc.

    DUNGDL10.jpg

     Biển mây (ảnh Hoàng Hải Giang)

     Tiếp tục theo đường liên xã, ta tới xã Sính Phình nổi tiếng với cánh đồng Tà Là Cáo và cánh đồng Đề Dê Hu như những nấc thang vô tận nối đất với trời. Có thể khẳng định, những cánh đồng ruộng bậc thang ở Tủa Chùa nói chung, xã Sính phình nói riêng đẹp không kém gì ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải.

    DUNGDL11.jpg

    Ruộng bậc thang Đề Dê Hu - Sính Phình (Ảnh: Hoàng Hải Giang)

      Đến Sính Phình vào dịp tết nguyên đán, chúng ta sẽ được hòa mình vào lễ hội xuân. Hội xuân là lễ hội truyền thống lâu đời của đồng bào Mông; là nơi vui chơi, giải trí của bà con sau 1 năm lao động sản xuất; hội xuân cũng là nơi gặp gỡ, nên duyên của các chàng trai, cô gái Mông. Hội xuân Sính Phình hằng năm là điểm vui chơi thu hút đông đảo bà con các dân tộc trên địa bàn huyện nói riêng và du khách thập phương nói chung đến tìm hiểu về văn hóa, bản sắc của đồng bào dân tộc mông nơi đây.

    DUNGDL12.jpg

    Múa khèn Mông (ảnh Hoàng Hải Giang)

    DUNGDL13.jpg

     Hội chọi dê (ảnh Hoàng Hải Giang)

      Xuôi theo tỉnh lộ 140 khoảng 30 phút đi xe máy (ô tô) về phía nam ta về thị trấn Tủa Chùa khép lại hành trình du lịch qua 12 đơn vị hành chính của huyện. Thị trấn Tủa Chùa là một trong các đô thị có bề dày lịch sử nhất trong tỉnh Điện Biên. Những năm gần đây, diện mạo của thị trấn Tủa Chùa có nhiều đổi thay tích cực; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ; trong tương lai không xa, khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án mở rộng thị trấn Tủa Chùa về phía xã Mường Báng sẽ tạo động lực để thị trấn tiếp tục chuyển mình xứng đáng là trung tâm chính trị - văn hóa của huyện.

    DUNGDL15.jpg

    Một góc thị trấn Tủa Chùa trong sương sớm (ảnh Hoàng Hải Giang)

      Có thể ví Tủa Chùa như cô sơn nữ đẹp, e ấp, ẩn hiện giữa mây ngàn Tây Bắc. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn từ thiên nhiên, văn hóa, con người…là tiềm năng và lợi thế để huyện Tủa Chùa vươn mình phát triển. Cùng với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong nhiệm kỳ 2015-2020 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 32-NQ/HU ngày 15-6-2018 về Phát triển du lịch Tủa Chùa giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; UBND huyện ban hành Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch Tủa Chùa giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 15/5/2019 phát triển du lịch năm 2019; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu về du lịch Tủa Chùa trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử huyện Tủa Chùa... Qua đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của ngành du lịch được nâng lên, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch của địa phương. Hiện nay, với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục phục sự phát triển của huyện nói chung, của ngành du lịch nói riêng được đầu tư; hệ thống nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lưu trú homestay bước đầu được hình thành. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông trên địa bàn được nâng cấp và kết nối thống suốt. Nhiều tuyến vận tải trong và ngoài tỉnh được mở, trong đó có những tuyến quan trọng kết nối Tủa Chùa với một số tỉnh, thành phố miền xuôi như Tủa Chùa – Hà Nội; Tủa Chùa – Thái Bình và Tủa Chùa – Quảng Ninh. Sự phát triển của hệ thống vận tải là tín hiệu vui đối với sự phát triển của huyện nói chung, của du lịch Tủa Chùa nói riêng, để Tủa Chùa thực sự là một điểm đến đem lại nhiều trải nghiệm thú vị với du khách trong và ngoài nước/.

  • Đặng Lan Dung - Văn phòng Huyện ủy
  • Các tin khác:
    Hội nghị giao ban Khối Dân vận 6 tháng đầu năm 2023
    Thiệt hại 1,25 tỷ đồng do thiên tai gây ra
    Lãnh đạo huyện thăm và tặng hoa Trung tâm VH-TT-TH huyện nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
    HỌP BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ NGHÈO
    Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền sát với thực tế địa phương
    Hội nghị giao ban công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2023.
    Hội Cựu chiến binh thị trấn quản lý tốt vốn tín dụng chính sách xã hội
    Tủa Chùa khó khăn xây dựng nông thôn mới
    ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA TỈNH KIỂM TRA THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 06 TẠI HUYỆN TỦA CHÙA
    UBND huyện: Phiên họp tháng 6 năm 2023
    1341-1350 of 3916<  ...  130  131  132  133  134  135  136  137  138  139  ...  >
  • V/v triển khai tuyên truyền và sử dụng ứng dụng i-Speed để đo tốc độ truy nhập Internet băng rộng di động trên địa bàn huyện
  • V/v tiếp nhận khai khác và sử dụng các sản phẩm audio spot tuyên truyền Nghị quyết số 16/NQ-CP trên địa bàn huyện
  • V/v tổ chức tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
  • V/v tham gia ý kiến dự thảo Sổ tay hướng dẫn “Xây dựng mô hình thí điểm cấp thôn, bản về giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền...
  • V/v thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý
  • V/v tổng hợp nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập của tỉnh năm 2025
  • V/v tăng cường công tác bảo vệ môi trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
  • V/v đề nghị xin ý kiến tham gia vào dự thảo bảng tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu tự chấm điểm tiếp cận pháp luật năm 2024
  • V/v chủ đông ̣ ứng phó vớ i không khí lanh tăng cư ̣ ờng, ré t trên đia ḅ àn huyên.
  • V/v báo cáo phục vụ cuộc Thanh tra theo kế hoạch và rà soát xử lý chồng chéo trong hoạt động Thanh tra
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 20/SNN-CCPTNT&KTHT ngày 04/01/2025 của Sở Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn huyện.
  • V/v tiếp nhận, khai thác và sử dụng các sản phẩm audio spot tuyên truyền Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ trên địa bàn huyện
  • V/v triển khai thực hiện hoạt động Thông tin cơ sở năm 2025 trên địa bàn huyện
  • V/v triển khai Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ
  • V/v bàn giao, quản lý, sử dụng bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo Dự án 513.
  • V/v triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Tủa Chùa
  • V/v triển khai Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
  • V/v phối hợp tri n h i th n tin tu n tru n tu n dụn l o độn tr n đị bàn hu ện Tủ Chù đi làm việc tại C n ty TNHH May Tinh Lợi
  • V/v triển khai thực hiện Quyết định số 2396/QĐ-UBND ngày 30/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
  • V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Sởi trên địa bàn huyện
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: