PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM, XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ NHIỆM VỤ THEN CHỐT, XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
  • Rêu - Món ăn dân dã và độc đáo trong ẩm thực dân tộc Thái
  • Thời gian đăng: 09/04/2020 10:19:08 AM
  • Có lẽ trong chúng ta không ai không biết cây rêu - loại thực vật bậc thấp có thể bắt gặp nhiều ở những nơi ẩm thấp. Nhưng loại rêu mọc ở những tảng đá dưới lòng suối, có thể chế biến thành nhiều món ngon thì không phải ai cũng biết; cùng với khẩu lam, pa pỉnh tộp (cá nướng gập), nhứa giảng (thịt khô), chẳm chéo…thì các món ăn được chế biến từ rêu đáđược biết tới là một trong những đặc sắc nghệ thuật ẩm thực dân tộc thái Tây Bắc.
  • Mùa rêu bắt đầu khoảng tháng 9 âm năm trước tới khoảng tháng 4 âm năm sau; khi thời tiết mát mẻ là lúc rêu bắt đầu mọc dưới các tảng đá ở lòng sông, lòng suối. Rêu được chia ra ba loại: Tau là loại rêu mọc từng mảng ở ao, hồ; Cay là loại rêu màu xanh, mọc rời rạc thường thấy ở suối Nậm He và Cui là loại rêu như sợi tóc, mọc trên đá ở khu vực Nậm Mức, Nậm Mu, sông Nậm Rốm

        dung94201.jpg     

     Rêu đá

    Rêu đá thân thuộc với người Thái Tây Bắc bởi nó gắn với truyền thuyết về câu truyện tình yêu của đôi trai tài, gái sắc được lưu truyền qua nhiều đời. Chuyện kể rằng ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Chàng trai to khỏe, vạm vỡ, có tài săn bắn và thổi khèn rất hay. Cô gái thì nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng lại hát hay, múa giỏi, dệt vải khéo. Vào những đêm trăng thanh, chàng trai thổi khèn, cô gái cất tiếng hát, dân bản lại được chìm đắm vào thứ âm thanh đầy mê hoặc của tình yêu.Nhưng tình duyên của chàng trai và cô gái lại bị tên Chúa đất ra sức ngăn cản. Cậy quyền thế, hắn bắt cô gái về làm người hầu và đuổi chàng trai đi nơi khác, không được quay về bản. Dân bản thương tình nên đã giúp cô gái trốn thoát và tìm được người yêu. Nhưng họ phải chạy trốn khỏi sự truy tìm của tên Chúa đất, họ nắm tay nhau chạy miết vào rừng, chạy tới khi kiệt sức cũng là lúc lên tới đỉnh núi cao nhất. Họ mệt, đói lả không biết phải đi đâu và chỉ còn biết dựa vào nhau khóc. Cô gái khóc thảm thiết, đến nỗi nước mắt cô ướt bảy cánh rừng rộng, chín đỉnh núi cao, nước mắt biến thành dòng nước to đổ xuống chân núi thành dòng suối lớn. Cuối cùng đôi trai gái si tình quyết định trẫm mình xuống chính dòng suối ấy để mãi được bên nhau. Thân thể chàng trai vừa chạm vào dòng nước đã hóa thành trăm ngàn mảnh đá nằm sâu trong lòng nước. Còn cô gái, khi trẫm mình xuống thì mái tóc dài bung ra thành một thứ rêu óng ả, mỗi sợi gắn vào một hòn đá.

              Người Thái gọi rêu đá là "cáy nặm" bởi rêu được ví ngon như thịt gà. Theo kinh nghiệm của người dân bản địa, chỉ có những dòng suối nước trong vắt, chảy mạnh nhưng không sâu, lòng suối nhiều đá cuội mới có nhiều rêu. Rêu ngon nhất mọc ở độ sâu chừng 40 cm đến 1m, tầm 4 ngày, khi ấy rêu non ăn sẽ rất ngọt. Vào những ngày nắng ấm, bà con rủ nhau ra suối hái rêu; những đám rêu non, dài, mềm mại, xanh mướt được tách ra từ chân những tảng đá dưới lòng suối, được sơ chế rất cầu kỳ, tỷ mỉ, cẩn thận: người ta chọn một hòn đá phẳng và to, đổ rêu xuống, dùng một khúc gỗ hoặc chày để đập nhiều lần, rửa đi, rửa lại thật kỹ, thật sạch, nhặt hết rác, cát, sỏi lẫn trong rêu rồi mới đem về chế biến thành món ăn. Với bàn tay khéo léo, người thái có thể chế biến rêu đá thành nhiều món ngon.

              1- Canh rêu

              Canh rêu tươi người thái gọi là “kinh tau” là món chế biến đơn giản nhất trong các món làm từ rêu đá. Rêu sau khi rũ hết cát sạn được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm; nêm muối, mỳ chính, rau thơm, mắc khén và ớt tươi (tùy khẩu vị từng gia đình) khi chín món ăn sẽ dậy lên hương thơm hấp dẫn. Lên các bản người Thái, thưởng thức bát canh rêu đá nóng hổi trong tiết trời se lạnh để rồi nhớ mãi không quên.

            dung94202.jpg

    Món canh rêu

     2- Nộm rêu

    Với những mẻ rêu non người Thái thường dùng để chế biến “tau nửng” - nộm rêu. Rêu đã sơ chế sạch được cắt nhỏ, bỏ vào chõ đồ cho chín tới rồi được bỏ ra cho nguội bớt và trộn với muối, đường, gừng, rau thơm, ớt, mắc khén thành món ăn đậm vị, ngọt và thơm.

    3- Rêu nướng

    Rêu nướng–“Tau pholà món được ưa thích nhất. Sau khi sơ chế, rêu được xé tơi rồi cắt khúc. Các loại gia vị gồm: sả, lá chanh, rau răm, một ít hạt dổi, mắc khén băm nhỏ, giã nhỏ trộn đều với rêu, nêm muối, mỳ chính vừa ăn. Để cho rêu ngấm đều gia vị rồi gói lá chuối  nướng trên lửa, vùi trong tro, than nóng hoặc kẹp que rồi đem nướng trên than hồng đến khi món rêu dậy lên mùi thơm phức. Có những nơi, người ta sử dụng ống nứa non thay cho lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng. Món rêu nướng nóng hổi, thơm phức được nhắm với rượu nếp thơm lừng thì thật tuyệt vời hoặc dùng cùng cơm tẻ, xôi nếp cũng vô cùng hấp dẫn.

    dung94203.jpg

    Món rêu nướng

    Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá là món ăn giàu chất sơ,rất tốt cho sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp và còn nhiều công dụng khác. Rêu là loại rau sạch, mọc tự nhiên, là một món quà đặc biệt của đất trời ban cho con người.Rêu đá có ở nhiều nơi nhưng để trở thành tinh hoa ẩm thực thì chỉ có ở Tây Bắc. Món rêu đá in đậm trong tâm trí của người Thái Tây Bắc và trở thành một trong những món đặc sản du khách mong muốn được thưởng thức nhất khi đặt chân tới miền đất này./.

  • Đặng Lan Dung – Văn phòng Huyện ủy
  • Các tin khác:
    UBND huyện triển khai nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2025
    Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc tại huyện Tủa Chùa
    Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian các dân tộc tại xã Mường Đun
    Bảo hiểm xã hội huyện Tủa Chùa ra quân tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
    Hội nghị tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2024 và phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
    Khai giảng các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đợt 1 năm 2025
    Giao ban hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội đoàn thể nhận ủy thác Quý I năm 2025
    Tủa Chùa đảm bảo tiêm chủng vacxin phòng chống sởi cho trẻ dưới 10 tuổi
    Hội nghị giao ban công tác giáo dục quý II năm 2025
    Thống nhất các nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn tài sản của Công ty cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên trên diện tích đất thu hồi giao cho UBND huyện Tủa Chùa
    1-10 of 4047<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • V/v triển khai thực hiện các yêu cầu, chỉ đạo về kỳ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách của UBND tỉnh Điện Biên
  • V/v tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
  • KẾ HOẠCH Thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện Tủa Chùa
  • V/v thực hiện tuyên truyền, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW
  • V/v triển khai thực hiện Công điện số 27/CĐ-TTg ngày 02/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ
  • V/v tham mưu xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
  • V/v triển khai thực hiện Công văn số 1120/UBND-NC ngày 21/3/2025 của UBND tỉnh Điện Biên.
  • V/v thông báo chương trình ưu đãi đặc biệt khi mua xe điện VinFast
  • V/v tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư
  • V/v đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý tài liệu tồn đọng tích đống và giao nộp hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử...
  • KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2025
  • KẾ HOẠCH Hỗ trợ giống gia cầm cho các hộ tham gia mô hình thoát nghèo (UPG) và mô hình nông lâm kết hợp năm 2025
  • V/v tăng cường triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện.
  • V/v triển khai Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật Nhà nước về lĩnh vực tài...
  • V/v triển khai hướng dẫn xác định đối tượng môi trường và thẩm quyền thẩm định đối với các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện...
  • V/v rà soát, cập nhật đảm bảo các quy định về cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện
  • V/v thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • V/v quản lý, vận hành điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kế hoạch tín dụng năm 2025
  • V/v báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Bản đồ hành chính
  • Thư viện Video
  • Sắc đào trên cao nguyên đá Tủa Chùa
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • Văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: