• Nét đẹp Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mông huyện Tủa Chùa
  • Thời gian đăng: 22/10/2024 04:28:44 PM
  • Nằm trong chuỗi các hoạt động của tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Tủa Chùa năm 2024. Mới đây, ngày 19/10/2024, lần đầu tiên, UBND huyện Tủa Chùa đưa lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc mông tổ chức ở cấp huyện. Dự buổi lễ có đồng chí Lê Hoài Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Vừ A Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa Thông tin; Trung tâm VH-TT-TH huyện, đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Sính Phình và đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

    4270bf888ac2329c6bd3.jpg

    cc23988dadc715994cd6.jpg

    Chủ nhà thực hiện nghi thức cúng cơm mới tại gia đình

    Theo quan niệm của người Mông, lễ mừng cơm mới từ lâu đã là một nghi lễ quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mới gặp nhiều may mắn, cả năm no đủ. Vì là dịp lễ quan trọng nên các thành viên trong gia đình luôn tề tựu đầy đủ bên mâm cỗ để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và trời đất. Ông Thào A Chu, thôn Đờ Dê Hu 1 xã Sính Phình chia sẻ: “Sau khi gia đình tôi thu hoạch lúa về thì làm bữa cơm báo cáo tổ tiên về với gia đình ăn bữa cơm mới và mời anh em, bạn bè, hàng xóm cùng với gia đình ăn cơm mới, mừng cho năm sau đạt kết quả cao hơn.”

    Ngày tổ chức lễ cúng cơm mới được chọn là ngày đẹp. Đối với người Mông ở Tủa Chùa, gạo mới mang về, tất cả mọi người trong gia đình đều không được ăn trước tổ tiên, đặc biệt là chủ gia đình. Chỉ khi làm lễ cúng tổ tiên xong, người chủ gia đình mới được ăn cơm mới, đó có thể coi là cách người Mông thể hiện sự thành kính với tổ tiên, trời đất. 

    Lễ vật dâng cúng thường là các món ăn chế biến từ lợn, gà và đặc biệt là phải có cơm được nấu từ gạo mới thu hoạch. Người trực tiếp thực hành các nghi lễ cúng tế là ông chủ nhà. Ngày làm lễ, những người phụ nữ đảm nhận việc nấu cơm, còn đàn ông sẽ lo việc chế biến các món ăn. 

    Việc tổ chức lễ cúng cơm mới đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Những gia đình có điều kiện, nhiều ruộng, nhiều gia súc, trong lễ cúng cơm mới có thể mổ lợn, gà, để mời tất cả những người thân trong dòng tộc và bạn bè đến dự để cùng hưởng niềm vui với gia đình trong mùa thu hoạch. Nhưng dù gia đình có điều kiện hay không có điều kiện, thì mâm lễ cúng bắt buộc phải có 01 bát cơm to, vài cái thìa cắm úp vào bát cơm, rượu, thịt gà, …và vài cái ghế để xung quanh mâm lễ. Khi đồ lễ chuẩn bị xong thì sắp ra một mâm ở giữa nhà (hướng ra cửa chính) để chủ nhà ngồi trước mâm cúng tiến hành các nghi thức cúng tế truyền thống. Vừa cầu khấn ông vừa dùng thìa xúc cơm, canh, các thức ăn có trên mâm cỗ, mỗi thứ một ít đổ ra bàn, chắt một ít rượu với ý nghĩa tượng trưng ông bà, tổ tiên về chứng giám và cùng ăn cơm mới với gia đình. 

    Kết thúc nghi lễ, gia chủ cầm thìa cơm và đứng trước cửa chính để mời thần núi, thần nước về ăn cùng. Sau đó, người cúng lễ quay về ngồi bên mâm cúng và uống một chén rượu, ăn mấy thìa cơm, có nghĩa là cùng ăn với thổ công và tổ tiên cho vui. Sau đó, bày các mâm cỗ mời khách, họ hàng cùng ăn, uống vui vẻ với những lời chúc tốt đẹp nhất. Chị Mùa Thị Lan, du khách đến từ thành phố Lai Châu chia sẻ: “Lần đầu tiên được xem lễ cúng cơm mới, để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc, qua lễ cúng cơm mới này tôi đã hiểu thêm về văn hóa đồng bào dân tộc Mông nơi đây.”

    Đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Mông và thể hiện nét văn hóa độc đáo, đạo lý làm người, hướng về cội nguồn tổ tiên, trời đất. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm VH-TT-TH huyện Tủa Chùa cho biết: “Lễ cúng cơm mới là một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông mỗi khi thu hoạch lúa. Nhằm từng bước giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây, trong đó có đồng bào dân tộc mông thì trong Tuần văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 huyện đã đưa lễ mừng cơm của đồng bào dân tộc Mông là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện năm 2024.”

    Lễ mừng cơm mới không chỉ có ý nghĩa tín ngưỡng mà còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất; là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng, ước mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mùa màng bội thu của những con người nơi rẻo cao này. Đồng thời, Lễ mừng cơm mới được lựa chọn tổ chức trong Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2024 còn là dịp nhằm quảng bá, giới thiệu đến du khách những nét văn hoá độc đáo của đồng bào Mông góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc,  nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân./.

  • Vũ Đức-Trung tâm VH-TT-TH
  • Các tin khác:
    Trường PTDTBT Tiểu học Mường Báng số 1, số 2 triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Tiểu học.
    Đoàn thanh niên các trường học tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2019)
    Tổ công tác số 12 của Huyên ủy Tủa Chùa kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã Lao Xả Phình nhiệm kỳ 2020-2025
    Sở Nội vụ tỉnh kết nối Chùa Tiên Long - Thành phố Hồ Chí Minh trao quà cho người nghèo tại xã Huổi Só
    Hội Cựu chiến binh huyện Tủa Chùa tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam và tổng kết công tác hội năm 2019
    Chi bộ 10, tổ dân phố Đoàn Kết tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2022
    Tuổi trẻ các dân tộc huyện Tủa Chùa tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Năm 2019 có 9/12 xã, thị trấn được công nhận trong sạch vững mạnh
    Chi bộ 12 - Tổ dân phố Thắng Lợi II tổ chức Đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2022
    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thứ 24
    2821-2830 of 3703<  ...  278  279  280  281  282  283  284  285  286  287  ...  >
    Bản đồ hành chính
  • Công khai gửi nhận văn bản

  • văn bản qua mạng giữa các đơn vị trên địa bàn huyện
  • Tiến độ giải quyết DVC trực tuyến
  • Thư viện Video
  • Tủa Chùa - Vẻ đẹp nguyên sơ và huyền bí
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập:
  • Liên kết Website